t nào - Đàn ông mà lại có khuôn mặt trái xoan, đúng là
khiến người khác chỉ muốn cắn cho một cái!
- Cô có muốn cắn không? - Một làn hơi phả vào mặt Tô Hòa.
Tô Hòa quay đầu lại. Ôi! Ôn Nhan Khanh không biết đã ngồi xuống từ lúc
nào, mà lại còn ở rất gần cô nữa!
Ôn Nhan Khanh hất mặt về phía cô:
- Cắn đi nào!
-
Vẻ mặt của anh bình thản, không thể biết được thật giả thế nào, khiến cô
dở khóc dở cười - Đại ca, tôi chỉ đùa với anh thôi mà
Ôn Nhan Khanh tỏ vẻ mặt "tôi biết là cô không dám", rồi đưa tay cầm lấy chiếc máy ảnh của cô, mở ra xem ảnh của mình.
Tô Hòa đứng bên, nói lấy lòng:
- Anh nhìn đi, bức này rất đẹp, ánh sáng tập trung trên mái tóc, tạo thành
một vầng hào quang quanh anh, không cần phải sửa chút nào Đấy, cả bức
ấy nữa, bức ấy còn đẹp hơn! Nó làm nổi ngón tay rất đẹp của anh Ôi, bức
này làm cho chân anh dài hẳn ra, người khác nhìn thấy sẽ phát ghen
Trong lúc cô đang hết lời tán dương thì bỗng nhiên Ôn Nhan Khanh nhấn
vào nút mở, lấy thẻ nhớ trong máy ảnh ra. Tô Hòa trố mắt:
- Anh, anh định làm gì thế? Mau trả lại cho tôi!
Cô vội xông tới định giằng lại, Ôn Nhan Khanh bèn ném chiếc máy ảnh.
Nhìn thấy chiếc máy ảnh yêu quý sắp rơi xuống đất, Tô Hòa vội nhào tới cứu nó. Đến khi cô vất vả lắm mới đón được chiếc máy ảnh khi nó ở vị trí cách mặt đất chỉ chừng ba centinmet, thì Ôn Nhan Khanh đã ung dung ngồi dựa vào ghế sa lông, cầm thẻ nhớ xoay xoay trong tay, hướng về phía cô. Tô Hòa nói,
giọng run run:
- Anh anh có ý gì?
- Tò mò.
- Tò mò gì?
- Chụp mười sáu kiểu ảnh như vậy, cô sẽ được bao nhiêu nhuận bút?
Tô Hòa nhẩm tính:
- À, có lẽ sẽ không dùng hết chừng ấy, thêm bài viết nữa, một số như vậy
khoảng hai mươi trang, đại khái khoảng hai nghìn đồng
- Ồ - Ôn Nhan Khanh nhìn chiếc thẻ nhớ vẻ suy nghĩ, rồi nhìn Tô Hòa với đôi mắt sáng bừng sau lớp kính - Tôi đã giúp cô kiếm được hai nghìn đồng, cô
định cảm ơn tôi thế nào đây?
-
Tô Hòa không biết phải nói gì, thôi thì coi bài viết này là món quà cảm ơn
của anh dành cho cô, được không? Thấy cậu ấm nhà giàu này qua cầu rút ván, quên hẳn chuyện cô đã từng giúp anh, trong lòng cô vô cùng tức giận,
nhưng miệng vẫn cố nở nụ cười khô cứng - Vậy thì tôi sẽ mời anh ăn một
bữa cơm thường nhé? - Tô Hòa cố ý dằn giọng vào chữ "thường", trong bụng nghĩ, nếu cậu ấm nhà giàu biến thái này mà nói là "được" thì cô sẽ mời anh ta ăn ở một quán bên đường.
Ôn Nhan Khanh lắc đầu.
- Vậy thì bữa tối thêm ăn đêm?
Ôn Nhan Khanh vẫn lắc đầu.
- Đại ca - Tô Hòa nói như mếu - Chắc anh không đòi tôi chia một nửa tiền
nhuận bút cho anh phải không?
Ôn Nhan Khanh bất ngờ ghé sát lại gần cô, giơ chiếc thẻ nhớ trước mắt cô,
hạ giọng nói với vẻ đầy cám dỗ:
- Có muốn không?
Ánh mắt của Tô Hòa vừa dời lên phía chiếc thẻ nhớ, thì Ôn Nhan Khanh bất
ngờ cúi xuống, cùng lúc đó, một thứ gì mềm mại áp lên môi cô, và dường như
còn đang mở ra, và để cho ba từ còn lại hòa vào trong miệng cô:
- Nếu vậy thì
Thì
Thì
Đôi mắt của Tô Hòa mở to hết cỡ.
Trước mắt cô, vòng chao đảo màu vàng cam theo chuyển động của Ôn
Ôi, hỡi người cha đang ở dưới suối vàng, thế, thế, thế, thế này rốt cuộc
đã xảy ra chuyện gì thế này?
- Chị, chị? - Tô Ngu đưa tay ra khua khua trước mắt Tô Hòa.
Tô Hòa ngồi trên chiếc ghế sa lông nan, đôi mắt nhìn về trước thẫn thờ. Kể
từ lúc về đến giờ, cô cứ ngồi yên trong tư thế đó, đã nửa tiếng đồng hồ trôi qua. Con Giao Tử nằm bên cạnh, khi phát hiện ra sự tồn tại của chủ nhân hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến giấc ngủ của mình, nó bèn lăn xuống đùi cô, tìm một vị trí thoải mái hơn và nằm xuống.
Dù vậy, Tô Hòa vẫn không động đậy, khiến cho Tô Ngu đứng bên sợ đến
phát run:
- Chị! Không, sao chứ? Chị! - Cô chộp lấy vai Tô Hòa và ra sức lay, lúc đó Tô Hòa mới sực tỉnh, "ồ" một tiếng.
- Chị, xảy, ra, chuyện, gì, vậy?
Xảy ra? Hai từ này như tiếng sét đánh vào đầu Tô Hòa, cô rùng mình, vội
lắc đầu:
- Không sao! Không có chuyện gì đâu! - Cái chuyện, cái chuyện bị hôn một cách khó hiểu, cô đâu có coi là đã xảy ra!!! Huống chi người hôn lại là,
là ôi, ôi, ôi, khó nói quá!
Vừa nghĩ tới chuyện xảy ra phía sau cánh cửa gỗ đào màu đen cách đây hai tiếng, Tô Hòa chỉ mong sao lập tức mất trí nhớ. Con người bỉ ổi, đáng ghét ấy!
Bỉ ổi
- A! - Đột nhiên cô túm lấy bàn tay của Tô Ngu, rồi nói với vẻ nhắc nhở rất nghiêm túc - Tiểu Ngu, sau này mỗi khi tới S.S nhớ phải cẩn thận đấy! Nhiều thầy giáo, thực ra chỉ là cầm thú đội lốt người mà thôi! Em phải giữ mình nhé!
Đúng thế, cầm thú đội lốt người! Dám lấy máy ảnh để đánh lừa mình, rồi nhân cơ hội để giở trò đó với mình! Thật đáng ghét! Lúc đó sao mình lại sợ đến thế, không thể nào mà điều khiển được chân tay, cứ ngồi ngây trên ghế để mặc cho gã cầm thú đội lốt người ấy hôn tới cả mười phút dồng hồ? Lẽ ra phải giơ chân đá vào bộ phận quan trọng nhất của anh ta, rồi thét lên: "Đồ dê
già, chết này!", sau đó thì đánh cho anh ta một trận mới phải chứ!
Đáng xấu hổ quá Bây giờ nghĩ lại, mới thấy đó thực sự là nỗi nhục lớn
nhất trong đời. Đáng xấu hổ nhất là, đến khi cô có thể nhúc nhích được, thì phản ứng đầu tiên là nhảy dựng lên, rồi quay người bỏ chạy và cứ chạy loạng choạng như thế về nhà.
Tô Hòa thở dài một tiếng vẻ buồn bã, rồi vùi mặt vào trong ghế. Con Giao
Tử đang nằm trên đùi kêu lên một tiếng bất mãn và lật người lăn xuống đất.
- Chị, chị- Tô Ngu vẫn chờ để thử khuyên giải chị.
Tô Hòa vội xua tay và làm hiệu: "Chị không sao, mặc kệ chị, em cứ làm việc
của em đi!".
Tô Ngu nhìn điệu bộ nhất quyết không chịu nói gì của Tô Hòa, đành quay người trở về phòng của mình. Vừa vào đến nơi thì thấy chiếc điện thoại bên
cạnh máy tính lóe sáng - có tin nhắn!
Cô vội mở ra xem: "Con gái yêu, mở cửa ra đi. Mẹ đang ở bên ngoài". Người gửi tin là "Người mẹ dịu dàng và xinh đẹp nhất".
- Mẹ, mẹ - Tô Ngu dường như không dám tin vào mắt mình nữa.
Sáu giờ ba mươi phút tối, tại thành phố B, người phụ nữ xinh đẹp với thân
hình mảnh mai và mái tóc đen dài, đứng ở hành lang tối tăm trước cửa phòng 1201 nhà D đơn nguyên 3 khu Mĩ Cảnh Gia Viên, không phải ai khác mà chính là mẹ của Tô Ngu.
Mẹ Tô Ngu nhìn thấy con gái, môi mấp máy định cười, nhưng khóe mắt đã đỏ lên. Bà đặt hành lý xuống, giang hai tay, ôm lấy con gái, không nén được bật khóc thành tiếng.
- Mẹ - Mặc dù không nghe được, nhưng những cơn rung truyền qua đôi cánh tay đang ôm cô đã cho cô biết điều đó, và thế là mắt Tô Ngu cũng đỏ hoe.
Lý do mẹ Tô Ngu đến thành phố B rất đơn giản: Bà không yên tâm về Tô
Ngu.
Nhất là sau khi nhận được cú điện thoại đột ngột của con gái, khi trở về chồng đã nói lại với bà rằng, con gái đã nhìn thấy bức thư trả lời ấy. Vì thế, khi liên lạc với Tô Hòa, mặc dù Tô Hòa cũng cho biết Tô Ngu vẫn khỏe, tinh thần ổn định, học tập tiến bộ, quan hệ với bạn bè tốt, nhưng bà vẫn đến.
- Thím, mời thím uống trà - Tô Hòa mang một cốc trà xanh đến trước mặt mẹ Tô Ngu.
Mẹ Tô Ngu mỉm cười dịu dàng với cô:
- Cảm ơn cháu, đã làm phiền cháu nhiều.
- Thím nói gì vậy, thím tới cháu vui còn chưa hết nữa là! -Tô Hòa ngồi
xuống bên cạnh Tô Ngu, dù ngoài mặt thì đang cười, nhưng trong lòng không khỏi dậy lên một ý nghĩ buồn bã. Hai bên tóc mai của thím, đã có những sợi bạc Ngày xưa, thím từng là một phụ nữ xinh đẹp. Nhớ lần đầu tiên chú đưa thím về quê chơi, lúc đó thím vẫn còn là bạn gái của chú, mọi người trong nhà đều trố mắt nhìn. Nhất là Tô Hòa, vì từ nhỏ cô đã có dáng người cao lớn, lại còn có một khuôn mặt như cái bánh to nữa chứ, vì thế cô rất ngưỡng mộ những người có thân hình nhỏ nhắn, khuôn mặt xinh xắn, mà thím ấy từ đầu tới chân, chẳng có điểm nào là không phù hợp với quan niệm về một phụ nữ đẹp của cô.
Hơn nữa, mẹ của Tô Ngu lại xuất thân trong một gia đình gia giáo, chơi đàn giỏi, là đối tượng được chú trọng đào tạo bồi dưỡng, có thể coi là một trong những nhân tài có tiền đồ trong nghề. Vì vậy, đối với một thực tập sinh nghèo ở một trạm y tế hạng ba như chú mà có được một người bạn gái như thím thì đúng là phúc lớn và niềm vui của mọi người trong nhà. Không lâu sau đó, chú được điều tới bệnh viện thành phố, rồi thăng tiến dần dần, hai người đã cưới nhau một cách thuận lợi, và ba năm sau thì sinh ra một cô con gái.
Không ngờ, cô con gái đó lại bị điếc bẩm sinh.
Chăm sóc một đứa trẻ không có khả năng nghe, đòi hỏi cha mẹ phải bỏ ra
rất nhiều tâm huyết và thời gian, nhiều hơn hẳn so với chăm sóc một đứa trẻ
bình thường. Vì thế, mẹ của Tô Ngu quyết định đóng nắp đàn lại, chuyên tâm
chăm sóc, dạy dỗ Tô Ngu. Tô Ngu đã lớn lên trong sự nhọc nhằn của mẹ, chú được làm chủ nhiệm khoa, tưởng chừng thím đã có thể quay lại với giấc mơ,
nào ngờ kết quả
Tô Hòa nhìn thím, mặc dù các nét trên khuôn mặt của thím vẫn còn rất đẹp nhưng rõ ràng là đã già đi, cô thầm than trong lòng: Đúng là tạo hóa trêu người. Thôi vậy, xem ra hai mẹ con thím có rất nhiều chuyện muốn nói với nhau, nếu mình cứ ngồi ở đây thì không tiện, tốt nhất là nên tránh đi.
Nghĩ vậy, cô đứng dậy:
- À, cháu nhớ ra là bài viết của cháu vẫn chưa xong, cháu phải đến cơ quan
đây. Thế này vậy, tối nay thím cứ ở lại đây và nói chuyện với Tiểu Ngu, cháu phải viết cho xong bài nên không về. Cháu nhờ thím và em trông nhà cho cháu, và cả con Giao Tử nữa.
Mẹ Tô Ngu cũng vội đứng lên:
- Muộn như thế này rồi mà vẫn phải làm thêm à?
- Ôi, tạp chí phải ra sản phẩm đúng kì mà thím, chẳng còn cách nào khác.
Thôi, cháu đi đây, có gì thím cứ hỏi Tiểu Ngu, em ấy biết hết đấy! - Tô Hòa vội vã đi.
Mẹ con Tô Ngu đưa mắt nhìn nhau, biết rõ Tô Hòa làm thế là để tạo điều kiện cho hai mẹ con nói chuyện, nên cũng không giữ, mà lặng lẽ đóng cửa xong, quay vào ngồi xuống ghế.
Hai mẹ con lại nhìn nhau, không ai lên tiếng.
Một lúc sau, mẹ Tô Ngu hít một hơi thật sâu, mỉm cười rồi phá tan sự im
lặng bằng ngôn ngữ bàn tay: "Con xa mẹ mới có nửa tháng mà mẹ tưởng như đã mấy năm rồi không được gặp con".
Tô Ngu cắn môi, lên tiếng trả lời:
- Con, cũng rất, nhớ mẹ
- Cha con nói, con đã nhìn thấy lá thư trả lời ấy.
Tô Ngu chỉ còn biết "vâng khẽ một tiếng.
Mẹ Tô Ngu khẽ thở dài, động tác nói bằng tay bỗng trở nên hơi cứng, hơi
do dự: "Thực ra, đó không phải là lá thư đầu tiên".
Tô Ngu run lên.
Mẹ Tô Ngu lặng lẽ nhìn con, cảm giác bối rối lúc trước tan biến hết, chỉ còn
lại đó một người lớn thực sự với vẻ bình thản và suy nghĩ rất chín chắn.
"Mẹ thừa nhận là đã ở nhà quá lâu và lạc hậu so với xã hội, nhưng kể từ khi con rời khỏi nhà, thì mẹ cũng rất cố gắng để hòa nhập trở lại với thời đại mới. Mẹ đã đi tìm việc khắp nơi, mẹ đã chơi đàn lại, tuy kĩ thuật chơi đàn của mẹ đã không còn được như trước, những vẫn có thể dạy được cho học sinh tiểu h