on chẳng ương ngạnh lắm hay sao? Mẹ huấn luyện ông ấy trở nên dễ bảo đấy thôi!
- Mẹ à, anh ấy sống chết gì cũng không chịu ở nhà của chúng ta!
- Chuyện của nó cứ để mẹ, con không phải lo!
Lúc Y Đồng lấy Văn Bác, Văn Bác còn chưa có sự nghiệp, nghèo kiết xác, gần như chẳng có thứ gì. Bố mẹ Y Đồng đều làm kinh doanh, làm ăn không tồi, do đó tiết kiệm được không ít. Trước khi cô kết hôn, nhà cô đã mua một căn nhà rất rộng, giá hơn 600 nghìn tệ, ngoài ra còn mua thêm một chiếc xe hơi Audi A8 cho hai người. Sau khi mua nhà, bố mẹ Y Đồng đã bán căn nhà cũ và chuyển về sống trong căn nhà mới. Vốn dĩ cô định sau khi kết hôn sẽ sống với cả nhà cho vui, nhưng Văn Bác một mực không chịu. Văn Bác thuê một căn phòng, Y Đồng tạm thời sống với anh trong căn nhà thuê ấy.
Văn Bác vì sự tôn nghiêm của đàn ông mà từ xưa đến nay không bao giờ tiêu tiền của cô, cho dù là khi hẹn hò với Y Đồng hay khi đã cưới nhau. Văn Bác cho rằng đàn ông không thể ăn bám, không thể sống dựa vào dàn bà, nếu không cả đời này anh không thể ngẩng đầu lên được. Đàn ông nghèo cũng không sao, nhưng tuyệt đối không thể không có khí phách. Anh rất thích một câu thoại trong bộ phim “Số 7 Trường Giang”: “Chỉ cần có khí phách, không bốc phét, không đánh nhau, cố gắng học hành, dù nghèo thì đi đâu cũng vẫn được tôn trọng!”
Tối đến, Y Đồng và mẹ ngủ cùng phòng, bố của Y Đồng ở trong phòng đọc sách nghiên cứu cách làm ăn rồi ngủ lại luôn ở bên ấy. Em gái Y Đồng online chat chít cả đêm, mẹ Y Đồng cũng chán chẳng buồn quản lý. Đây là một cơ hội để hai mẹ con tâm sự. Mẹ nói: “Y Đồng, lúc nào thì bọn con chuyển về đây ở?”
- Con cũng bảo anh ấy dọn về nhà ở nhưng anh ấy toàn việc cớ khoái thác!
- Con nhất định phải bảo nó về đây ở, mẹ già rồi, cần có người chăm sóc!
- Vâng, để con khuyên nhủ anh ấy!
- Con à, có phải vì chuyện này mà con với Văn Bác thường xuyên cãi nhau, vì vậy mà nó không buồn động đến con không?
- Không phải, con cũng không biết vì nguyên nhân gì!
- Thế thì lạ thật, có điều mẹ không nói con, Văn Bác mà cứ thế này là không ổn đâu, con phải quản lý cho chặt, xem xem liệu nó có bồ nhí ở ngoài không?
- Dạ, con biết mà, con quản lý nghiêm ngặt lắm, ngày nào cũng kiểm tra. Mỗi ngày anh ấy ngáp mấy cái con đều biết!
- Đàn ông mà không có hứng thú với đàn bà thì hôn nhân chẳng lâu bền được đâu. Con à, con phải cẩn thận đấy!
- Mẹ ơi, con nên làm thế nào?
- Con à, theo mẹ thì con nên sớm có bầu đi!
- Tại sao ạ? – Y Đồng khó hiểu hỏi.
- Con có bầu rồi thì sẽ buộc được trái tim của nó. Đàn ông có trách nhiệm sẽ không thay lòng đổi dạ nữa. Hơn nữa, bố mẹ đã lớn tuổi rồi, cũng muốn sớm được bế cháu ngoại!
- Nhưng hiện giờ anh ấy không muốn có con sớm, biết là thế nào ạ?
- Đồ ngốc, nó nói nó không muốn là con không muốn luôn à? Con phải lén bày trò mà tạo ra chuyện ngoài ý muốn chứ!
- Trước đây anh ấy toàn sử dụng biện pháp an toàn, vô cùng cẩn thận. Giờ lại không chịu động đến con, con có muốn có bầu cũng khó!
- Thế thì phải xem con ra sao rồi!
- Nhưng con thấy anh ấy rất phiền phức, lúc đầu đúng là không nên lấy anh ấy!
- Con à, con nghĩ thế là sai rồi! Hồi đó bố mẹ đồng ý chuyện cưới xin của con là bởi vì nhà nó ở nông thôn, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn!
- Tại sao ạ?
- Nhà nó ở nông thôn, chắc chắn không thể mua nổi nhà ở thành phố, sau khi cưới sẽ phải dọn về nhà ta ở, ở rể chẳng khác gì “chó chui gần chạn”. Chẳng mất chút sức lực nào mà bố mẹ vẫn có được cái lợi lớn, sau này sẽ có người chăm sóc lúc tuổi già.
- Ừm, lúc ấy con cũng nghĩ như vậy, nhưng mà khó sống với anh ấy quá!
- Con phải nhẫn nhịn, đợi đến khi con có bầu rồi lập tức yêu cầu nó dọn về đây ở, con nói là ở nhà điều kiện tốt hơn, có lợi cho việc dưỡng thai, nó sẽ phải đồng ý thôi!
- Mẹ à, ý này hay đấy!
- Đợi nó chuyển vào nhà ta rồi, nó làm gì cũng phải nhìn sắc mặt người nhà ta, lúc ấy chúng ta sẽ nắm quyền chủ động, bảo nó làm gì nó phải làm cái nấy. Chúng ta sẽ ngày ngày bắt nó dọn dẹp, rửa bát giặt quần áo, cọ nhà vệ sinh… Ha ha… Thế là chúng ta được nhàn thân rồi!
- Thế có được không mẹ?
- Chắc chắn là được! Con nghĩ mà xem, nó ở trong nhà ta, ít nhất con cũng không bị nó bắt nạt còn có thể tránh được mâu thuẫn với mẹ chồng, lợi để đâu cho hết!
- Đúng đấy, người ta thường nói mẹ chồng với nàng dâu như oan gia, đặc biệt là mấy bà nhà quê, không có văn hóa, bẩn thỉu, thật đáng sợ!
- Còn nữa, sau này các con sinh con rồi, sẽ nhập hộ khẩu vào nhà chúng ta, theo họ của chúng ta. Bố mẹ con không có con trai nhưng vẫn có thể ôm cháu nội, còn gì vui hơn hả con?
- Mẹ à, thế thì con phải làm sao?
- Con phải làm thế này này…
- Vâng ạ, để con thử xem!
- Ừ, con nhớ cho kĩ, về nhà rồi thì chớ có ương bướng, ngang ngược nữa!
Nhờ có sự hướng dẫn của mẹ mà Y Đồng cảm thấy dễ chịu hơn nhiều, cô ở lại nhà mẹ đẻ vài hôm rồi về nhà. Trước khi về nhà, cô đến bách hóa mua hai bộ đồ lót cực kì sexy, lại mua thêm hai chai nước hoa Pháp, tất cả hết hơn 3000 tệ. Quan điểm của Y Đồng là, đàn bà phải phóng tay một chút vì bản thân.
Về đến nhà, Y Đồng chủ động giặt quần áo, nấu nướng. Thái độ của cô cũng dịu dàng hơn hẳn. Điều kì lạ là Văn Bác chẳng hề tỏ chút vui mừng nào với những biểu hiện khác thường của cô. Y Đồng chửi thầm trong bụng: Mẹ kiếp, tôi sẽ coi anh như một thằng khờ!
Buổi tối lúc đi ngủ, Y Đồng liền nhẹ nhàng cọ cọ vào người Văn Bác, hi vọng sự chủ động của mình cộng với sự gợi cảm của cơ thể đàn bà sẽ đánh thức ham muốn của Văn Bác. Nhưng Y Đồng hoàn toàn thất vọng, Văn Bác ngủ say như chết, hoàn toàn chẳng có phản ứng gì.
Y Đồng tâm trạng rối bời, chẳng thấy buồn ngủ chút nào. Cô ngồi dậy, bật đèn ngủ lên, ngắm nhìn ông chồng đang say ngủ trong ánh đèn mờ mờ, nhớ lại cảnh tượng những ngày đầu hai người mới kết hôn. Lúc ấy Văn Bác rất ân cần, rất quan tâm và dịu dàng với cô, cũng rất chủ động trong chuyện quan hệ, luôn luôn đóng vai trò là người “cầm cương”. Còn cô thì khép mình nằm trong vòng tay anh, hưởng thụ dư vị của hạnh phúc… Đến giờ thì tất cả những thứ ấy đều không còn. Cô thật không hiểu nổi rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra? Tại sao hạnh phúc lại biến mất nhanh như một ngôi sao băng? Đêm dài lắm mộng, những ngày tháng sau này biết sống ra sao? Lẽ nào để tuổi xuân tươi đẹp của mình cứ thế này mà qua đi sao?
Cô mặc áo ngủ vào, đi ra trước cửa sổ, châm một điếu thuốc lên và rít mạnh mấy hơi, cô muốn trút toàn bộ ấm ức trong lòng. Bình thường cả Văn Bác và Y Đồng đều không hút thuốc, thuốc lá là để tiếp khách. Nhưng hôm nay tâm trạng Y Đồng cực kì tồi tệ, cô muốn hút. Vừa hút được mấy hơi thì Văn Bác tỉnh giấc, nhìn thấy Y Đồng hút thuốc, anh tức giận nói: “Sao em lại hút thuốc? Nửa đêm không ngủ còn giở trò gì thế hả?”
- Liên quan gì đến anh? Tôi muốn hút!
- Anh còn không hút thuốc, em hút cái gì mà hút!
- Tôi vui thì hút, được chưa hả?
- Sa đọa! – Văn Bác mắng một câu rồi ôm gối ra phòng khách ngủ.
Thấy Văn Bác bỏ đi, trái tim Y Đồng như rỉ máu. Đây gọi là hạnh phúc tân hôn sao? Rõ ràng là giờ cô chẳng khác gì một bà quả phụ. Đừng nói là mang thai, ngay cả nhu cầu bình thường của phụ nữ còn không được đáp ứng chứ đừng nói là sinh em bé.
Mấy ngày hôm ấy Y Đồng rất ham muốn nhưng chồng cô lại một mực không chịu thân mật với cô, khiến cô tức phát điên lên. Cô hậm hực nghĩ, nếu còn không thân mật, cô sẽ cắm sừng cho anh.
Y Đồng cảm thấy vô cùng áp lực, cô nghĩ mãi mà không hiểu vì sao Văn Bác lại không có hứng thú với mình, trong khi những gì đàn ông khác đều nhỏ dãi thèm thuồng trước cô, có nằm mơ cũng muốn được lên giường với cô! Hồi đầu, lúc cô chưa quen với Văn Bác, có biết bao nhiêu gã đàn ông theo đuổi cô. Thế mà cô chẳng để mắt đến ai. Rất nhiều người cho rằng Y Đồng quá thanh cao, trong mắt chẳng có ai, vậy mà thật không ngờ, cô lại đi lấy một thằng nhà quê nghèo kiết xác. Rất nhiều người nói rằng cô đã tự hạ thấp giá trị bản thân. Cô nên tìm một anh chàng thành phố, gia đình có tiền để lấy làm chồng. Những cả cô và mẹ cô đều không nghĩ như vậy. Hai người nghĩ rằng kết hôn với một anh nhà quê nghèo kiết xác có rất nhiều cái lợi: gia đình cần đi mua đồ, đi tảo mộ, đi chúc tết…đều cần có con rể. Bởi vì con rể là tài xế miễn phí, lại là một ô sin thật thà. Chỉ khổ cho mẹ của anh, vất vả sinh con, nuôi con khôn lớn lại bị người ta cướp mất, chẳng khác gì cho không nhà người ta.