Hướng Viễn vui vẻ đón lấy đơn từ chức của Trần Hữu Hoà, hai hôm sau, cô đưa lại tờ đơn có thêm chữ ký của Diệp Bỉnh Lâm cho ông ta, cùng với đơn từ chức còn có một tệp tiền mặt.
Lúc ấy, Hướng Viễn đã nói thế này: “Bác Trần, tôi được gả vào Diệp gia khá muộn nên cơ hội được làm quen với bác không nhiều, nhưng nghe Diệp Khiên Trạch đã nhắc đến, bác đã cùng Giang Nguyên đi suốt hai mươi mấy năm qua quả không dễ dàng gì. Bác nói muốn đi, tôi cũng rất tiếc nhưng cũng không thể miễn cưỡng bác được. Đơn từ chức bố chồng tôi đã xem, ông cũng có ý này, nếu ở lại Giang Nguyên không còn vui vẻ gì nữa thì chúng tôi có níu giữ cũng không được. Đây là chút lòng thành của bố chồng tôi, cũng có chút phần của tôi, số tiền này không liên quan gì đến công ty, chỉ là Diệp Bỉnh Lâm đưa cho một người bạn cũ. Đi khỏi Giang Nguyên rồi, bác có thể làm ăn nhỏ, cho dù hưởng phúc bên con cháu thì có chút tiền bên mình vẫn tốt hơn”.
Trần Hữu Hoà không bao giờ ngờ rằng lại có kết quả này, ông ta đã ở Giang Nguyên nửa đời người, cảm thấy mình dù có rời khỏi đây thì cũng là nghỉ hưu một cách đường hoàng. Ai ngờ đâu chỉ với mấy câu trong lúc nóng giận mà đến Diệp Bỉnh Lâm cũng vui vẻ toại nguyện cho mình, xem ra trong công ty ông thực sự là phế vật. Ông ta giữ lấy đơn từ chức và món tiền đó trong tay, đau đớn buồn bã, cũng không nói nổi câu nào, nước mắt ứa ra.
Cũng vào buổi chiều hôm đó, Diệp Khiên Trạch đến văn phòng của Hướng Viễn, chần chừ muốn nói gì đó lại thôi.
Hướng Viễn rót cho anh cốc nước rồi ngồi xuống bên cạnh, cười nói: “Em sợ nhất là dáng vẻ này của anh, rốt cuộc là chuyện gì vậy?”.
Diệp Khiên Trạch khẽ nói: “Anh nghe bảo bác Trần muốn thôi việc, em để bác ấy đi à?”.
“Anh không có ý đó nhưng Hướng Viễn… bác Trần chỉ tức giận nói thế thôi, chắc em cũng biết mà.”
“Vậy anh bảo em phải làm sao? Trách xưởng trưởng của nhóm ấy hay là nhóm trưởng? Họ cũng có làm sai đâu. Em đã nhận lời anh, ngoài những người gây chuyện xấu cho công ty ra thì sẽ không bao giờ đuổi bất cứ nhân viên cũ nào. Em cũng có nuốt lời đâu, là do bác ấy không thích ứng được tình thế hiện nay, chủ động yêu cầu đi đấy chứ.”
“Cũng đâu đến nỗi không còn cách nào khác. Bác ấy không làm được việc ở xưởng thì đổi cho vị trí khác. Giang Nguyên lớn như vậy, chẳng lẽ không có công việc nào sắp xếp cho bác ấy ư? Hướng Viễn, để bác ấy quay về đi, anh nói thì bác ấy sẽ nhận lời thôi. Bác ấy đã lớn tuổi rồi, không còn cạnh tranh nổi với người trẻ, giờ mất việc thì chẳng biết dựa vào đâu.”
“Giang Nguyên sắp xếp cho bác Trần một công việc là chuyện nhỏ nhưng liệu bác ấy có chịu làm ở những vị trí đó hay không? Nếu em phá lệ, một Trần Hữu Hoà nữa xuất hiện thì phải làm sao? Người ta sẽ nghĩ gì? Đã sắp xếp cả rồi thì cái cách đó còn ý nghĩa gì?”.
Diệp Khiên Trạch nhất thời nghẹn giọng nhưng vẫn không từ bỏ ý định đấu tranh cho Trần Hữu Hoà: “Bác ấy khác. Bác ấy là bạn thân của nhà anh, chúng ta không thể đối xử với bác ấy như thế được”.
“Anh xem anh kìa, chỉ biết lo nghĩ cho người khác, nói đến môi khô nứt ra cũng chẳng biết. Uống chút nước đi”. Hướng Viễn nhẹ nhàng đẩy nước đến trước mặt Diệp Khiên Trạch, thấy anh hớp một ngụm mà vẫn lơ đãng thì đành nói tiếp: “Nói đến tình bạn với Trần Hữu Hoà, Diệp Khiên Trạch chẳng lẽ trong lòng bố anh không biết rõ hơn anh sao? Đơn từ chức là do chính tay ông ký, anh biết vì sao không? Việc gì cũng có quy tắc của nó, mà quy tắc đều bình đẳng với mọi người. Với đạo nghĩa của tình bạn, có thể giúp bác ấy ngoài quy tắc nhưng với lập trường của công ty thì hãy để bác ấy đi. Công ty giờ đang phát triển, mỗi khi đi một bước đều phải trả giá. Không phá cái cũ thì không xây cái mới được, đó là nguyên nhân em không giữ bác ấy. Nếu anh thấy em sai thì có thể mời bác ấy quay lại nhưng anh phải nghĩ xem anh có làm đúng không?”.
Diệp Khiên Trạch nhìn Hướng Viễn một lúc lâu với vẻ nghi ngại rồi nói: “Anh nói không lại em nhưng Hướng Viễn sao em có thể tính toán kỹ lưỡng đến thế trong mọi lúc? Không phá cái cũ thì không xây được cái mới? Đối với Đằng Tuấn, em cũng thấy vậy à? Hay là lúc nào em cũng lý trí đến mức máu lạnh với tất cả mọi người và việc?”.
Nhắc đến Đằng Tuấn, đôi mắt Hướng Viễn thoáng ảm đạm rất nhanh, đối với kết cục bị khai trừ. Đằng Tuấn rất khó chấp nhận vì cậu luôn kiên định tin rằng mình đã làm đúng. Cậu chẳng nói gì trước mặt Hướng Viễn nhưng Hướng Viễn không quên được ánh mắt của chàng trai thật thà hiền lành lúc ấy: thất vọng, cam chịu, phẫn nộ. Tất nhiên cô càng không quên được những lời chỉ trích đẫm nước mắt của Hướng Dao.
Hướng Dao nói cô quá ngu ngốc khi tin Hướng Viễn lo nghĩ cho mình và sẽ giúp Đằng Tuấn. Thì ra Hướng Viễn một tay cất nhắc Đằng Tuấn rồi lại khiến Đằng Tuấn rơi xuống, tất cả chỉ là một âm mưu. Hướng Viễn chỉ chứng minh mình cô có thể đưa một người lên cao thì cũng có thể khiến người đó ngã đau hơn.
Lúc kéo Đằng Tuấn bỏ đi, Hướng Dao cũng quẳng đơn từ chức của mình lên người Hướng Viễn. Cô nói: “Tôi không làm nữa. Chị bắt anh ấy nghỉ việc cũng được, tôi sẽ theo anh ấy. Anh ấy đi đâu thì tôi theo đó”. Đó là câu cuối cùng khi Hướng Dao bỏ đi.
Hướng Viễn đặt lên tay Diệp Khiên Trạch, tay anh còn lạnh hơn tay cô.
Hướng Viễn nói: “Không phải tất cả mọi người, tất cả mọi việc em đều làm thế nếu không hôm nay em đã chẳng ngồi ở đây”.
Diệp Khiên Trạch quay đầu đi, hít một hơi thật sâu, một lúc sau mới chậm rãi nắm chặt tay Hướng Viễn. Lúc đó họ đều không ngờ rằng, Trần Hữu Hoà rời công ty chưa đầy một tuần, do lơ đãng lúc qua đường đã bị một chiếc xe chở cát đâm phải ở ngay gần cửa nhà, chết ngay tại chỗ.
Nhận được tin buồn, Diệp Khiên Trạch chìm vào sự thing lặng chưa bao giờ có, Hướng Viễn một mình thay mặt Diệp gia và công ty đễn lĩnh đường. Cô nhìn thẳng và bước qua gia quyến của Trần Hữu Hoà như không nhìn thấy ánh mắt thù hận và căm ghét của họ, thành khẩn đốt cho ông ta ba nén hương.
Cái chết của Trần Hữu Hoà khiến Diệp Khiên Trạch mấy ngày liền không thoát ra khỏi trạng thái đau lòng khó gọi tên. Hướng Viễn tan sở về nhà, dù muộn đến đâu, cô cũng nhìn thấy ánh đèn hắt ra từ khe cửa thư phòng khép hờ của anh, nhưng bên trong chẳng có chút động tĩnh nào.
Diệp Khiên Trạch vốn trước giờ thích tĩnh lặng xem sách một mình nhưng sau khi kết hôn, anh đã dời địa điểm đọc sách từ thư phòng sang phòng ngủ để dựa vào đầu giường bật đèn đọc sách, vừa đợi Hướng Viễn về. Hướng Viễn biết cửa phòng khép hờ của Diệp Khiên Trạch là một tín hiệu lặng lẽ, anh vẫn chưa cởi được nút thắt trong lòng nhưng cô cũng không vội giải thích, hoặc có thể, cô không hề cho rằng mình cần phải giải thích trong chuyện này.
Mấy ngày liền, Hướng Viễn tắt đèn ngủ được một lúc, mới phát hiện ra Diệp Khiên Trạch về phòng, nằm xuống cạnh mình nhưng chẳng ai lên tiếng. Có lúc nửa đêm tỉnh giấc, Hướng Viễn mơ màng dụi mặt vào lưng người nằm cạnh nhưng anh luôn quay lưng lại với cô, chỉ nói một câu: “Ngủ đi, đừng để bị lạnh”.
Hướng Viễn nghĩ, mỗi người đều có cách để bản thân nghĩ thông suốt, Diệp Khiên Trạch là người trọng tình cảm, tâm trạng anh sa sút vì chuyện của Trần Hữu Hoà thì cô không lấy làm lạ. Lúc này, nên để anh yên tĩnh có lẽ cũng không phải chuyện xấu.
Một tuần sau, Hướng Viễn nghe nói Diệp Khiên Trạch yêu cầu phòng hành chính giao một khoản “tiền hỗ trợ” cho người nhà của Trần Hữu Hoà với lý do “qua đời vì việc công”. Tuy trong lòng cô cảm thấy không thoả đáng nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng bỏ qua, không chừng như vậy sẽ khiến anh thoải mái hơn một chút. Thế nhưng, khi hoá đơn “tiền hỗ trợ” mà phòng hành chính kê ra theo yêu cầu của Diệp Khiên Trạch đến tay Hướng Viễn, cô chỉ nhìn lướt qua rồi dứt khoát gọi ngay cho phòng kế toán và phòng hành chính bảo tạm thời dừng việc này lại.
Không ngoài dự đoán của cô, hôm ấy, Diệp Khiên Trạch không thể tiếp tục “yên tĩnh đọc sách” trong thư phòng nữa, lúc Hướng Viễn đi ngang cửa, anh đã đứng ở đó.
“Hướng Viễn, có rỗi không, anh muốn nói chuyện”.
Hướng Viễn gật đầu: “Được”. Cô mỉm cười nói thêm: “Em có thể nói không rỗi với người khác nhưng sao nói câu này với anh được”.
“Vào rồi ngồi xuống nói chuyện được chứ?”, Diệp Khiên Trạch nghiêng người nói.
Hướng Viễn bước lại gần, một tay tựa vào khung cửa rồi nói: “Bây giờ em rất sợ ngồi nói chuyện mặt đối mặt, có lẽ do hậu di chứng của việc gần đây thường xuyên bàn việc với khách hàng, chỉ cần ngồi xuống là lại không kìm được mặc cả này nọ, cố gắng giành giá tốt. Hai chúng ta còn cầu kỳ thế để làm gì? Em thích nghe anh nói thế này. Được thôi, nói đi, anh đã ủ rũ suốt mấy ngày nay rồi”. Cô thấy anh không nói gì thì nói nửa đùa nửa thật hỏi: “Chắc không phải chuyện của Trần Hữu Hoà chứ?”.
Diệp Khiên Trạch không cười mà tiếp tục: “Anh nghe nói em đã giữ phiếu chi tiền hỗ trợ cho gia đình Trần Hữu Hoà lại?”.
Hướng Viễn như có chút thật vọng, cười mỉa mai: “Em cứ tưởng đây là chuyện chỉ nên nói ở phòng làm việc chứ? Không phải em giữ phiếu chi lại mà là để họ lấy về làm lại. Phòng hành chính hồ đồ quá rồi. Cho dù phá lệ đãi ngộ Trần Hữu Hoà nhưng tiền hỗ trợ cũng không nên gấp ba lần quy định công ty như thế, vậy là sao chứ? Đúng là làm bừa.”
“Là anh bảo họ làm thế!”
“Tại sao?”, Hướng Viễn nhướn mày tỏ vẻ kinh ngạc.
Diệp Khiên Trạch nói: “Tại sao phải thế? Cũng chỉ là vấn đề tiền bạc thôi mà. Người thì đã chết rồi, đừng nói hỗ trợ gấp ba lần, cho dù ba mươi lần, ba trăm lần thì có thể khiến người chết sống dậy được sao? Đối với gia đình bác Trần, những gì bây giờ chúng ta có thể làm cho họ được cũng chỉ có tiền thôi”.
Hướng Viễn nắm lấy tay Diệp Khiên Trạch, nói: “Khiên Trạch, em biết bây giờ anh rất đau buồn nhưng phải nói thật, tiền không thể cho như vậy được. Em thừa nhận bản thân coi trọng tiền hơn anh nhưng cũng không đến nỗi bủn xỉn với người đã chết. Vấn đề ở chỗ Trần Hữu Hoà chết vì sự cố ngoài ý muốn, đây vốn là sự thực ai ai cũng rõ. Nếu cho gia đình họ tiền hỗ trợ gấp ba lần thì chẳng những họ sẽ không cảm kích công ty, cũng không biết đó là do anh nhân hậu mà sẽ nghĩ rằng Giang Nguyên và chúng ta cảm thấy tội lỗi nên mới quyết định hỗ trợ gấp ba lần cho nhân viên đã nghỉ việc. Tiền là chuyện nhỏ nhưng chúng ta cũng không thể làm bừa, nhận hết tội lỗi vốn không phải do chúng ta gây ra được”.
“Tội lỗi không do chúng ta gây ra? Em nghĩ rằng chúng ta không làm sai à?”, Diệp Khiên Trạch lẩm bẩm.
“Phải”, Hướng Viễn đáp chắc nịch. Cô đặt tay lên vai anh, nói tiếp: “Đó là một sự cố, không phải lỗi của anh, cũng mệt sao? Khiên Trạch, vì chuyện của Trần Hữu Hoà mà anh đã buồn bã đau khổ hơn tuần nay rồi. Bây giờ bác ấy đã mồ yên mả đẹp, hãy để chuyện này qua đi có được không? Em không muốn thấy anh đau buồn nữa. Bên nhà Trần Hữu Hoà, chúng ta sẽ hỗ trợ cho họ số tiền theo luật định của công ty, nói rõ hơn, đó là công ty niệm tình hai mươi mấy năm làm việc của bác ấy nên đưa cho họ chút tiền an ủi, chẳng phải nghĩa vụ và trách nhiệm mà là giúp đỡ. Còn về chuyện anh vẫn nhớ tình cũ, chúng ta hoàn toàn có thể giúp gia đình họ bằng những cách khác.”
“Được, nếu em đã nghĩ thế, anh cũng định để con trai của bác Trần vào Giang Nguyên làm việ