Hai người tay nắm tay nhau rời khỏi học viện sinh vật.
Kính Thành hỏi: “Em có biết nguồn gốc của Stanford không?”
Hinh Dĩnh lắc lắc đầu. Cô đã từng nghe tên của Stanford từ rất lâu rồi, song lại không hề biết về nguồn gốc của nó.
Kính Thành bắt đầu kể cho cô nghe.
“Tên đầy đủ của Stanford là Viện đại học Leland Stanford Junior. Được hoàn thành vào năm 1891, được thành lập bởi Leland Stanford, trùm tư bản về đường xe lửa và Thống đốc California, và vợ ông Jane Stanford. Người con trai duy nhất của họ Leland Stanford, Jr chết do bệnh thương hàn năm 16 tuổi. Hai vợ chồng họ do quá bi thương, đã thành lập nên trường đại học này từ địa điểm từng là trại nuôi ngựa của Leland Stanford để tưởng nhớ con trai yêu dấu. Vì thế, cho đến ngày nay, người ta vẫn thường gọi trường là Trại ( Farm). Trên áo phông của trường cũng thường in dòng chữ Day on the Farm.
Hinh Dĩnh cười hỏi: “Nói như vậy, không phải anh là một nông dân sao?”
Kính Thành cười cười gật đầu. Trường học là nông trại, anh đương nhiên phải là người nông dân rồi. Học sinh và giáo viên Stanford luôn cảm thấy tự hào với tên gọi người nông dân.
Một chiếc xe buýt chầm chậm lướt qua bên cạnh hai người họ.
Hinh Dĩnh cảm thấy ngạc nhiên, hỏi: “Trong trường học còn có cả xe buýt công cộng sao?”
Kính Thành nói: “Đúng, Stanford chiếm diện tích 35km2, là trường đại học có diện tích lớn thứ hai trên toàn nước Mỹ. Bởi khuôn viên trường quả thực quá sức rộng lớn, nên trường học có cả xe buýt, xe đạp cũng là vật dụng di chuyển cần thiết ở nơi này.”
Hinh Dĩnh không khỏi “oh” một tiếng.
Kính Thành lại giới thiệu tiếp: Phong cảnh trong khuôn viên trường có rất nhiều, nổi tiếng nhất gồm có Palm Drive ( đại lộ cây cọ ), Memorial Court ( Đình viện tưởng niệm ), Hoover tower ( tháp Hồ Phật) và Memorial Church ( Giáo đường tưởng niệm). Bên cạnh đó, còn có rất nhiều thư viện, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu và học viện. Mỗi một kiến trúc đều có đặc điểm riêng của mình. Ngoài ra, học viện nghệ thuật còn là nơi thu thập một lượng lớn các tác phẩm điêu khắc bằng đồng của Rodin. 0, bao gồm cả
Hinh Dĩnh càng nghe đôi mắt càng mở to hơn, gương mặt ngạc nhiên mà vui sướng.
Thấy cô hưng phấn như thế, trong lòng Kính Thành không đừng được trào lên một cảm giác thực hạnh phúc.
Ngẫm lại, hạnh phúc quả thực rất giản đơn, chỉ là một loại cảm giác rất bình thường, hài hòa và thỏa mãn.
Kính Thành hỏi: “Em muốn xem nơi nào?”
Hinh Dĩnh đáp: “Em đều muốn xem cả.”
Kính Thành nói: “Được.”
Hinh Dĩnh vội vã thêm một câu: “Nhưng không phải hôm nay.”
Kính Thành biết, cô lo lắng cho đôi chân của anh. Bóp nhẹ bàn tay nhỏ bé trong lòng bàn tay mình, anh nói: “Ừm, chúng ta cứ xem từ từ. Mỗi lần xem một nơi.”
Hinh Dĩnh mỉm cười gật đầu. Đúng, chúng ta hãy làm những việc trong khả năng của mình thôi.
Kính Thành nói: “Em chọn một nơi trước đi.”
Hinh Dĩnh nói: “Không, anh chọn đi.”
Kính Thành ngẫm một chút, nói: “Vậy chúng ta hôm nay hãy đi xem Memorial Court ( đình viện tưởng niệm).”
Hinh Dĩnh cười nói: “Vâng.”
Hai người họ lái xe tới đó. Đỗ xe xong xuôi, đi qua những bãi cỏ xanh mướt và những tán cây râm mát, tới thẳng đình viện.
Trong đình viện có một vườn hoa nhỏ. Tiết trời đang lúc đậm chất thu, trong vườn hoa lại vẫn tràn đầy những đóa hoa đỏ rực, dưới ánh nắng rạng rỡ, hiện ra vẻ kiều diễm khác thường, đón ngọn gió nhẹ thổi qua, nhẹ nhàng dập dìu trong gió.
Cảnh sắc trước mắt đẹp đẽ, hoa thơm chim hót, khiến lòng người cảm thấy thực vui vẻ thoải mái.
Hinh Dĩnh cảm thán nói: “Năm xưa, nhất định không có ai ngờ rằng, ngôi trường tư được xây dựng trên một nông trại sau này lại biến thành một ngôi trường danh tiếng bậc nhất thế giới như thế này.”
Kính Thành gật đầu đồng ý.
“Còn cả việc nông trại năm đó giờ lại biến thành mảnh đất thung lũng Silicon ( Silicon Valley) tiếng tăm lừng lẫy nữa.”
Kính Thành lại gật đầu đồng ý. Tiếp đó anh lại kể cho Hinh Dĩnh nghe khởi nguồn của Silicon Valley ( thung lũng Silicon).
“Stanford trước những năm 1930 tất cả học phí đều được miễn cả. Thế nhưng, do năm 1893 Leland Stanford qua đời tiếp đó năm 1906 lại có trận động đất lớn ở San Francisco gây nên tổn hại vô cùng lớn cho khuôn viên trường, tạo nên khó khăn tài chính nghiêm trọng cho trường học. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giáo vụ trưởng nhiệm thời của trường học là Prederick Terman hết sức giúp đỡ tinh thần sáng nghiệp của các học sinh và giáo viên viên chức, hi vọng có thể gây dựng một nơi công nghiệp tự cấp tự túc bản địa, đây chính là khởi nguồn của Thung lũng Silicon ( Silicon Valley).
“Stanford là trường học đầu tiên ở Mỹ thành lập vườn khu công nghiệp ở trong trường học …”
“Cách dạy học của Stanford là ‘ngọn gió tự do mãi mãi thổi’. Nó truyền tải sự bao dung cởi mở của Stanford, theo đuổi phong cách tự do tư tưởng và tự do tâm linh …”
Hinh Dĩnh lắng nghe Kính Thành rủ rỉ bên tai. Nghiêng đầu nhìn anh, gương mặt anh tuấn, khí chất cao quý, thần thái ưu nhã …
Trong lòng đột nhiên trào lên một tình yêu to lớn, không cách nào ngăn lại được. Cô kiễng chân, nghiêng mình nhanh chóng hôn một cái lên gương mặt Kính Thành.
Trên gương mặt Kính Thành lập tức nở rộ một nụ cười rạng rỡ. Anh nhẹ nhàng bóp bóp bàn tay Hinh Dĩnh. Anh biết, biết rõ tâm tình lúc này của cô.
Bởi anh cũng đang giống như cô vậy.
Thực ra thì, Kính Thành vừa bước đi vừa nói chuyện, bất giác lại nhìn Hinh Dĩnh. Vẻ mặt cô không khỏi khiến anh nhớ lại lúc còn nhỏ, cô vẫn luôn như thế này, đôi mắt to tròn long lanh sáng ngời, mang theo gương mặt sùng kính, chăm chú nghe anh nói. Nhoắng một cái đã mười mấy hai mươi năm trôi qua, họ vẫn có thể như thế này cùng nhau, trong lòng Kính Thành cảm thấy không gì ấm áp, hạnh phúc và cảm động hơn. Anh kìm không nổi muốn hôn Hinh Dĩnh. Nhưng lại nghĩ tới thân phận giáo sư hiện giờ của mình. Dù sao học sinh cũng đầy trong vườn trường, cho nên anh đành phải cố gắng hết sức mà nhẫn nhịn.
Hai người họ đã tới được Memorial Court.
Đình viện này mang phong cách kiến trúc Tây Ban Nha cổ điển. Trên hành lang tạo hình tuyệt đẹp, các cánh cửa hình vòm và các trụ hành lang được sắp hàng tinh tế, khiến cho người ta có một cảm giác trang nghiêm mà thanh lịch. Ánh mặt trời theo cánh cửa hình vòm rót vào hành lang dài, kiến tạo ra lớp ánh sáng mê người như trong giấc mộng.
Trong đình viện trưng bày những bức tượng điêu khắc bằng đồng của Rodin: The Burghers of Calais ( tạm dịch: các nghĩa dân của Calais). Rodin đã nhận lời thỉnh cầu của Calais vào năm 1884 – 1886 để sáng tạo nên một tổng thể những bức tượng điêu khắc này. Tạo hình của sáu nghĩa dân ai nấy đều độc lập, nhưng động thái lại có quan hệ tương tác lẫn nhau. Rodin đã tiếp cận sâu nhất với hiện thực và tinh thần tìm tòi triệt để, khắc họa tâm lý sắc nhọn và thể hiện tính cách mạnh mẽ, đã sáng tạo nên một tổng thể hình tượng vì chính nghĩa gây xúc động lòng người.
Đứng trước bức điêu khắc The Burghers of Calais, Kính Thành kể cho Hinh Dĩnh nghe câu chuyện của họ.
“Vào thế kỷ thứ 14 là thời kỳ hai nước Pháp và Anh đã chiến trận suốt trăm năm, lúc đó thành phố Calais của nước Pháp bị quân đội của quốc vương nước Anh là Edward III bao vây, tình thế sắp bị chiếm đóng, người dân toàn thành bị buộc phải cầu hòa với vua nước Anh dưới cái đói nghiêm trọng và cơn khốn cùng. Song quân đội Anh ngạo mạn lại đưa ra điều kiện khó khăn: cần có 6 người được tôn kính nhất của Calais thân mặc áo tang, cổ đeo dây thừng, chân trần đi tới trước doanh trại quân đội Anh dể giao nộp chìa khóa thành phố rồi bị xử chết. Sáu người dân của Calais trước khi hi sinh bi tráng, người tay cầm chìa khóa, người hai tay ôm lấy đầu, người tập tễnh tiến bước. Họ từng bước từng bước đi tới chỗ cái chết, song lại mang hi vọng của sự sống về cho trăm họ ở Calais.”
Hinh Dĩnh nhìn bức điêu khắc cảm động nhân tâm kia, nghe câu chuyện kể từ Kính Thành, trong mắt bỗng chốc thấy nước mắt trào lên nóng cả hốc mắt.
Kính Thành nhớ tới lần đầu tiên khi mình nhìn thấy bức điêu khắc The Burghers of Calais, cũng là nước mắt trào lên như thế.
Anh đem Hinh Dĩnh nhẹ nhàng kéo vào trong lòng. Ôm lấy cô.
Bốn mắt nhìn nhau, tâm linh giao hội. Tâm hồn hai người họ hòa hợp, không cần bất cứ lời nói nào.
Kính Thành đưa Hinh Dĩnh đi trên hành lang dài mười mấy mét. Anh rõ ràng càng lúc càng nghiêng ngả hơn.
Hinh Dĩnh trong lòng lo lắng, bèn nói: “Chúng ta về nhà đi.”
Chỉ mấy chữ đơn giản, khiến trong lòng Kính Thành run rẩy. Chúng – ta – về – nhà. Anh và cô cùng đi về nhà. Đây là giấc mơ bao năm qua của anh.
Kính Thành dùng sức gật gật đầu.
Trên đường đi ra bãi để xe, Kính Thành nghiêng ngả càng đáng sợ hơn. Hinh Dĩnh cố hết sức để đi thật chậm, đồng thời vẫn nắm thật chặt lấy bàn tay anh.
Trong lòng cô vô cùng hối hận. Nhẽ ra nên đợi mấy hôm nữa, đợi chân anh hồi phục được một chút rồi hẵng đi tham quan khuôn viên trường.
Hai người họ cùng về đến nhà.
Vừa vào cửa, Hinh Dĩnh bèn nói với Kính Thành: “Anh đi nghỉ ngơi một lát đi, em vào bếp đun nước.”
Kính Thành gật đầu, buông tay Hinh Dĩnh ra.
Hinh Dĩnh hướng về phía nhà bếp đi ra. Người còn chưa bước vào trong bếp, đã nghe thấy có một tiếng ầm sau lưng.
Quay đầu lại, cô thấy một chân Kính Thành đang quỳ trên mặt đấy, tay trái chống ở cạnh bên.
Rõ ràng, anh vừa mới bị ngã xuống.
Hinh Dĩnh trong lòng đau đớn, lập tức chạy vội đến trước mặt anh.
Kính Thành trong lòng phiền não. Vốn dĩ anh chỉ muốn bước tới bên ghế sofa ngồi xuống. Thế nhưng, còn chưa đi được mấy bước, đột nhiên chân trái mềm oặt, cả người bèn ngã nhào xuống. Xem ra, chân anh sớm đã mỏi mệt tới cực hạn. Chỉ có điều, vì anh liên tục nắm tay với Dĩnh Tử nên không phát giác ra. Giờ, bàn tay cô vừa buông khỏi, anh liền chân mềm nhũn đến ngã nhào xuống. Anh trong lòng thầm trách chính mình, nhẽ ra phải cẩn thận hơn mới phải.
Thật ra, Kính Thành ngã không nghiêm trọng lắm. Bởi chỉ có một chân khuỵu xuống, còn tay đã chống đỡ được một phần.
Anh cũng biết, Dĩnh Tử sẽ không để tâm, cho nên cũng không đặc biệt lo lắng. Chỉ là trong lòng có chút buồn bã.
Hinh Dĩnh quỳ ở bên cạnh người anh, gương mặt lo lắng.
Kính Thành nhìn cô một cái, lập tức nói: “Anh không sao.”
Hinh Dĩnh rõ ràng thở ra một hơi. Kính Thành từ nãy đã phát hiện ra, cô vừa rồi lại ngừng hít thở.
Hinh Dĩnh hỏi: “Anh có thể đứng lên không?”
Kính Thành gật đầu.
Hinh Dĩnh đứng lên trước, sau đó cô giơ tay ra, kéo Kính Thành đứng dậy.
Cô đỡ anh cùng đi tới bên cạnh ghế sô pha, sau đó cùng ngồi xuống.
Hinh Dĩnh trong lòng vô cùng hối hận, vừa nãy cô quá vô tâm, không đỡ Kính Thành ngồi xuống trước, rồi hẵng đi đun nước.
Hinh Dĩnh ngồi bên trái Kính Thành, nhìn xuống chân trái anh đang trong lớp ống quần đen, nói: “Để em xem nào, có ngã bị thương không?”
Kính Thành nghe thế vội thu thu chân về phía bên phải, nói: “Không sao cả. Em không phải xem đâu.”
Hinh Dĩnh lại lần nữa thỉnh cầu: “Để em xem xem nào.”
Nhìn vẻ mặt đầy vẻ quan tâm của cô, Kính Thành do dự một chút, rốt cuộc cũng chầm chậm kéo ống quần lên.
Động tác của anh vô cùng chậm chạp, giống như chiếc ống quần đó rất nặng nề vậy. Thực ra, là trong lòng anh đang vạn phần căng thẳng.