Thiên tình sử đầy máu và nước mắt của cô gái bất hạnh
Hà Tiểu Quân là một cô gái Giang Nam xinh đẹp, mặt mày thanh tú, vóc dáng mảnh mai, da dẻ trắng trẻo, dịu dàng đáng yêu như chiếc kẹo bông trắng ngần.
Thế nên từ nhỏ tới lớn luôn có rất nhiều chàng trai theo đuổi cô.
Chỉ là điều kiện mẹ cô đưa ra quá hà khắc nên hầu hết mọi người chưa kịp bay tới đã phải gãy cánh bỏ về dưới ánh mắt sắc sảo của bà.
Hồi học cấp hai, một cậu bạn đạp xe đưa cô về nhà đã bị mẹ cô mắng cho một trận. Hồi học cấp ba, bạn bè gọi cho mẹ cô tới mười bảy, mười tám cuộc điện thoại mới xin được cho cô đi chơi nhưng phải về nhà trước chín giờ tối. Hồi học đại học thì càng khó khăn hơn, mãi cô mới có được một chút tự do nảy nở tình cảm với Đồng Hệ Hệ. Tình cảm mới chớm nở như ngọn cỏ lay động trước cơn gió nhẹ, thậm chí họ còn chưa kịp dắt tay nhau thì đã bị một tay mẹ cô dập tắt. Lý do cụ thể là vì gia cảnh nhà cậu ấy quá thấp kém.
Thực ra, điều kiện nhà Tiểu Quân cũng chẳng có gì, cũng hết sức bình thường thôi. Tuy sống ở một trong những trung tâm tốt nhất của Thượng Hải nhưng đó là ngôi nàh tập thể ba tầng cũ kĩ nhất, là di sản những năm ba mươi của thế kỉ trước. Nói cho dễ nghe thì đó là di tích lịch sử được bảo tồn. Thực ra, bên trong đã thủng lỗ chỗ khắp nơi. Một khu nhà mà có tới bảy mươi hai hộ gia đình. Bếp than nằm dọc hành lang. Mỗi khi đến giờ nấu cơm thì nhà nhà đều tập trung lại với nhau, ăn gì thì đều bày hết ra trước mắt mọi người.
Nhưng gia đình cô lại là hậu duệ của chủ nhân đầu tiên trong khu nhà này. Không hiểu tại sao trước giải phóng, ông ngoại cô lại không đi cùng người khác mà một mình ở lại trải qua chín chín tám mốt khổ nạn. Trong đó còn có cả việc bị đi cải tạo. Khi ông ngoại cô tay không trở về thì lại có thể ngẩng cao đầu sống ở khu nhà đó. Có điều những thứ ông lấy lại được chỉ là một nửa căn hộ quay về hướng Tây Bắc, mở cửa sổ ra là nhìn thấy những giá phơi quần áo giăng ngang giăng dọc, phơi đầy chăn đệm, ga giường của mười mấy hộ. Vườn hoa nhỏ xanh tươi chỉ còn là ký ức, đến cả một chút dấu ấn về cuộc sống phú quý của mẹ cô cũng tan theo mây khói.
Có lẽ vì vậy mà cảm giác của mẹ về cuộc sống hàng ngày càng mâu thuẫn. Một tiểu thư đài các đáng lẽ phải được hưởng cuộc sống thượng lưu sau khung cửa sổ chạm khắc hoa, ngăn bởi tấm rèm lụa trắng suốt đời mới đúng. Vậy mà cuối cùng, bà lại thành một người phụ nữ bình thường bận rộn cả đời. Điều đáng hận là chồng bà quá kém cỏi không thể cho bà sống những ngày tháng tốt đẹp mà đáng ra bà phải được hưởng.
May mà bà còn có một cô con gái. Số phận đã làm hỏng mọi thứ nhưng cô con gái lại chính là tia hy vọng của bà. Người ta thường nói, đàn bà đầu thai hai lần, một lần lúc sinh ra, và một lần lúc lấy chồng. Chỉ cần cô gái lấy được người chồng tốt thì cuộc sống của cả gia đình đều thay đổi.
Nhưng Tiểu Quân lại cho rằng suy nghĩ của mẹ mình là phong kiến lạc hậu, không hợp lý chút nào. Tạm thời không nói đến chuyện thời cấp hai, cấp ba, ai cũng biết yêu đương sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Nhưng tình cảm năm thứ nhất đại học cũng có thể được, dù sao tất cả cũng chỉ là giai đoạn chớm nở. Một chàng trai bị mẹ cô làm cho khiếp sợ như con rùa rụt cổ thì cũng không đáng để cô gửi gắm cuộc đời mình. Mâu thuẫn sâu sắc giữa cô và mẹ xảy ra vào năm thứ hai đại học. Tất cả cũng là vì mối tình đó. Đến tận bây giờ nghĩ lại, đó vẫn là những bài học tâm huyết khắc sâu trong lòng.
Đối phương là anh trai bạn học của cô, một chàng nghệ sĩ điển hình. Toàn bộ cuộc sống là những màu sắc rực rỡ trên tấm vải vẽ màu trắng và lúc nào cũng thoang thoảng hương dầu chuối. Anh ngâm thơ cho cô nghe ở công xưởng mà anh thuê để ở. Khi trời mưa, với đôi mắt u buồn, anh cầm bút nhìn cô thật lâu rồi nói:
-Tiểu Quân, tại sao anh không thể nào vẽ hình em được nhỉ?
Bây giờ nghĩ lại, cô không thể không thừa nhận rằng cô và anh ta ở bên nhau là điển hình của thời niên thiếu không biết gì, thực ra cô vốn chưa từng gặp đàn ông.
Nhưng khi đó, cô cảm giác như mình đã yêu đến mức trời long đất lở và mẹ cô cũng long trời lở đất luôn. Cô con gái mà bà vất vả nuôi dưỡng khôn lớn, đặt biết bao hi vọng lại thích một người đàn ông như vậy. Cú sốc này không đơn thuần chỉ như một cây gậy đánh vào đầu bà mà là một cái chùy thì đúng hơn.
Lý do của Tiểu Quân rất đơn giản:
-Đã yêu không nói đến điều kiện. Nghệ sĩ thì sao chứ? Nghệ sĩ cũng có cái giá của họ. Anh ấy tài hoa. Chẳng qua là bây giờ mọi người chưa phát hiện ra mà thôi. Con đã ưng anh ấy. Rồi sẽ có ngày, anh ấy sẽ tỏa sáng.
Bà Hà lập tức cười khẩy khinh thường:
-Nghệ sĩ ư? Loại người đó giỏi lắm thì chỉ được coi là nghệ sĩ lưu manh, cả ngày chỉ biết vẽ vời những thứ mà người ta xem rồi thì không nuốt nổi cơm nữa. Cái này mà có thể bán được tiền thì lợn cũng có thể leo cây.
Tiểu Quân cũng đáp lại rất nhanh:
-Đó là nghệ thuật. Mẹ không hiểu thì đừng nói mò. Nếu mẹ nhìn mà hiểu được thì người ta còn gọi gì là nghệ thuật nữa.
Câu nói này đã khiến bà Hà bị sốc ghê gớm. Nếu không phải ông Hà hiểu vợ, lập tức bước tới ôm lấy vai bà hết lời khuyên nhủ thì suýt nữa bà đã cho cô con gái yêu một cái tát rồi.
-Mẹ không hiểu sao? Mẹ không hiểu sao? Con có biết hồi mẹ còn nhỏ, nơi này treo đầy tranh chữ không? Mẹ chỉ cần nói ra những cái tên ký trên tranh đó là đủ dọa tên lưu manh ấy chết khiếp. Mẹ không cần biết đầu óc con đang nghĩ gì. Mẹ nói không cho phép là không cho phép. Con mà còn dám gặp nó thì cũng đừng nhận người mẹ này nữa.
Năm đó, Tiểu Quân mười chín tuổi. Vì tình yêu mà dòng máu nóng trào dâng. Câu nói này đúng là như thêm dầu vào lửa. Kể từ đó, hai mẹ con nhà họ Hà tiếp tục sống những ngày tháng chiến tranh bi thảm.
Bà Hà đích thân đến trường hủy bỏ quyền lợi được ở ký túc xá và đưa cô về nhà. Tiểu Quân đã nhiều lần bỏ nhà đi để thể hiện quyết tâm của mình. Theo như lời ông Hà nói đó thực sự là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba diễn ra ở phạm vi nhỏ, trời đất u ám, gia đình không có nổi một ngày yên bình. Nếu không phải cuối cùng, chàng nghệ sĩ của Tiểu Quân bỗng nhiên xảy ra chuyện thì đến ông Hà cũng sắp có ý nghĩ bỏ nhà đi.
Thực ra, nguyên nhân của việc kết thúc thật buồn cười. Trong một lần Tiểu Quân bỏ nhà đi, chàng nghệ sĩ cùng thề non hẹn biển kia đã bị cô bắt gặp ở cùng một cô nàng nghệ sĩ khác trong phòng mà cả hai người không có lấy một mảnh vài che thân. Hôm đó, trời mưa rất to, khi cô ướt sũng đẩy cửa bước vào thì trong phòng không bật đèn. Ánh chớp lóe sáng trên bầu trời đã chiếu rõ hai người đang quấn lấy nhau trước giá vẽ, bên cạnh còn vương đầy màu và bút vẽ. Cảnh tượng đó thật đúng là rất nghệ thuật. “Tác phẩm nghệ thuật này” vượt xa tất cả những tác phẩm mà chàng họa sĩ trẻ đã hoàn thành.
Khi Tiểu Quân chạy về nhà, cô ôm chầm lấy mẹ khóc nức nở. Bà Hà vừa cùng chồng ra ngoài tìm con gái về, người cũng ướt sũng nước mưa. Bà ôm lấy con gái rồi cũng khóc. Trên mặt hai mẹ con, nước mắt và nước mưa hòa với nhau làm một. Trừ lúc Tiểu Quân chào đời ra thì họ chưa từng hợp nhau đến thế.
Rất lâu sau, mỗi khi nghĩ lại hôm đó, cô luôn cảm thấy nước mắt của mẹ đã có ít nhiều mừng vui, thanh thản. Bởi vì từ đó về sau, những ước mơ viển vông không thực tế về tình yêu của Tiểu Quân đều bị dập tắt. Mọi thứ đều phải do mình cố gắng phấn đấu, con đường có được là do con người mở lối.
Bà Hà rất hài lòng. Mặc dù mục tiêu cuối cùng mà bà hướng tới vẫn chưa đạt được nhưng sớm muộn gì thì con gái bà cũng sẽ lấy một người chồng giàu có
Tiểu Quân lại không hề nghĩ vậy.
Kết cục bi thảm của chuyện tình năm mười chìn tuổi đó khiến cô cảm thấy ngán ngẩm với tình yêu. Cô vùi đầu vào học và nhắm mắt làm ngơ trước tất cả những người đàn ông theo đuổi cô cho dù họ có tiền hay không.
Tuy chàng họa sĩ không đem đến cho cô những tổn thương về tâm lý đến mức không thể xóa bỏ nhưng rất cuộc cảnh tượng dưới ánh chớp trong đêm mưa hôm đó đã gây ám ảnh quá sâu sắc đối với cô. Ít ra, từ đó về sau, cô cũng nhìn tất cả các sinh vật nam tính bằng ánh mắt bất thường và kiên quyết từ chối lại gần họ.
Thời gian là liều thuốc tốt nhất, dù là vết thương thế nào cũng có lúc liền sẹo. Khi Tiểu Quân chuẩn bị tốt nghiệp đại học, cuối cùng một lần nữa tình yêu lại đến với cô, có một đối tượng mới hẹn hò.
Đối tượng chình là Phùng Chí Hào danh tiếng lừng lẫy.
Phùng Chí Hào, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm phó tổng giám đốc công ty BOL Trung Quốc, người có thế lực hùng hậu. Chưa đến ba mươi tuổi mà đã có được chức vị này thì quả là tiền đồ vô cùng sán lạn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là vì công ty BOL này vốn là sản nghiệp của gia đình anh. Một người đàn ông xuất sắc như vậy thì sao có thể không khiến cho các chị em khát khao chứ?
Mỗi lần Đỗ Mỹ Mỹ, cô bạn cùng phòng và cũng là bạn thân nhất của Tiểu Quân lúc đó, nhắc đến Phùng Chí Hào đều cường điệu đặt tay lên ngực thở dài nói đến viễn cảnh tươi đẹp:
- Tiểu Quân, hôm đó tớ thực sự không nên bị đau bụng để rồi xổng mất con rùa vàng họ Phùng đó. Không nói nữa, sau này cậu phải mời tớ ăn đêm để an ủi tâm hồn bị tổn thương của tớ đấy.
Tiểu Quân có thể quen biết Phùng Chí Hào đúng là phải cảm ơn Mỹ Mỹ. Nửa đầu học kỳ một năm thứ tư đại học, khoa quản trị kinh doanh của Mỹ Mỹ có tổ chức một buổi nói chuyện và Phùng Chí Hào là khách mời đặc biệt. Thầy cô đã phân cho Mỹ Mỹ phụ trách việc tiếp đón khách. Không ngờ, tối hôm đó bệnh viêm dạ dày cấp tính của Mỹ Mỹ bỗng nhiên phát tác khiến cô đành phải nhờ Tiểu Quân giúp mình và thế là cô quen anh.
Chí Hào tự mình lái xe đến, hoàn toàn không có cảnh tiền hô hậu ủng kẻ trước người sau. Khi cô vội vàng chạy đến hội trường thì gặp anh.Anh bước lên phía trước đẩy cửa kính nặng trịch giúp cô, sau đó còn vô cùng lịch sự đứng ở cửa lớn đợi cô bước vào.
Vì quá vội vã nên Tiểu Quân không hề để ý thấy nét mặt anh quen quen mà chỉ nói một tiếng cảm ơn. Không ngờ, anh lại bước theo cô ra khỏi thang máy đến cửa lớn của hội trường. đến lúc mọi người nhiệt tình ra đón tiếp cô mới biết người đàn ông này là ai.
Mình là người đi tiếp đón khách mà lại không nhận ra. Tiểu Quân xấu hổ liên tục nói xin lỗi nhưng anh chỉ mỉm cười với cô, để lộ hàm răng trắng như tuyết, khuôn mặt càng rạng rỡ như ánh mặt trời.
Tiểu Quân vốn cho rằng mình và người đàn ông này ở hai thế giới hoàn toàn khác nhau, mãi mãi không thể gặp lại nhau lần thứ hai. Không ngờ, mấy ngày sau, Chí Hào gọi điện mời cô đi ăn tối.
Tiểu Quân từ chối.
Cô đã từ chối.
Chí Hào nghĩ rằng cả đời này mình sẽ không gặp phải tình huống như thế. Trấn tĩnh lại, từ đó về sau, anh liên tục gọi điện cho cô bày tỏ thành ý. Vì anh đã từng là khách mời đặc biệt của nhà trường nên Tiểu Quân cũng không tiện từ chối quá nhiều. Cuối cùng, cô cũng đồng ý đi ăn với anh một bữa.
Hôm đó, Chí Hào tự mình lái xe đến cổng trường đợi cô. Chiếc xe hôm trước đã được đổi thành một chiếc Mercedes Benz màu bạc. Anh rất lịch sự xuống xe mở cửa cho cô. Khi ăn cơm, anh chỉ nói chuyện đi du lịch, cử chỉ vô cùng lịch thiệp.
Những buổi hẹn hò như vậy ngày càng nhiều hơn. Cuối cùng, điều khiến cho Ti