ng giữ được. Căn phòng này, những thứ đáng tiền, những người có thể đi, đều đi hết, còn lại chỉ có…” Cậu cười cười, không nói thêm gì nữa.
Phương Đăng tưởng tượng khi tất cả mọi thứ Phó Thất vừa kể hãy còn tồn tại… khung cảnh xung quanh bỗng chốc xoay vần, nó như trở lại thời thịnh vượng, sôi động nhất của nhà họ Phó. Mấy nhân vật được mô tả trong sách lịch sử đi qua đi lại cười nói bên bàn bida, những đồ dùng xa hoa làm theo bộ, giữa chiếc bàn tròn rộng hai mét bằng gỗ lim và kệ bày đồ cổ bằng gỗ tử đàn vẫn còn đầy rẫy các đồ trang trí vô cùng tinh xảo, tráng lệ mà nó không biết tên, tiếng piano thấp thoáng như có như không trong không gian…Nó bước lại gần bàn thờ, ngẩng lên nhìn từng bức họa đã ố vàng. Chính là họ đây sao? Những người từng là chủ nhân căn biệt thự nguy nga này, những người đã từng sống ở đây, những hương hồn người nhà họ Phó, Phó Thất khát khao được những con người này thừa nhận đây sao?
“Đây là ai?” con bé chỉ vào bức tranh họa một bà lão nhỏ thó vận đồ cổ trang hỏi.
Phó Kính Thù đáp: “Đó là bà mẹ ông cụ cố nhà tôi, bà Hoàng thị.”
“Vậy đây chắc là ông cố của anh?” Phương Đăng dịch sang một bước, đứng trước bức tranh tiếp theo. Người trong tranh đầu đội mũ quả dưa, vận áo dài thời trang Dân quốc, trước ngực đeo đồng hồ quả quýt của Tây Dương.
Phó Kính Thù gật đầu.
“Chính ông là người tạo dựng sản nghiệp họ Phó?” Phương Đăng chăm chú nhìn ông lão mặt mũi xấu ma chê quỷ hờn, nghe nói đến nay trường đại học tốt nhất thành phố vẫn còn một bức tượng của ông. Trừ quyên tiền hỗ trợ giáo dục, bến tàu đầu tiên cùng hơn một nửa đường đi trên đảo đều do ông mở hầu bao xây dựng.
“Không sai. Ông cố Phó Học Hình thời nhỏ gia cảnh bần hàn, thường gọi là A Vượng, gia đình nhiều đời sinh sống trên đảo, nhờ nghề bán hoành thánh kiếm ăn qua ngày. Không biết vì sao đắc tội với một tên hương thân, không dám bán hoành thánh nữa, vét sạch gia tài, vỏn vẹn mười lăm đồng bạc rời quê đến Nam Dương. Năm đó ông mới mười tám tuổi, đầu tiên ngồi thuyền đến Ấn Độ, sau đó loanh quanh thế nào lại đến Malaysia. Mới đầu ông bán hoành thánh, một mình một quang gánh đi khắp đầu đường xó chợ. Nhờ nhiệt tình chu đáo, hoành thánh ông làm mùi vị thơm ngon, việc buôn bán càng lúc càng đắt khách, mọi người gọi là “Hoành Thánh Vượng”. Có một sự tích rằng, ngày ấy ông cố để mắt đến một cô gái, vốn khách quen của gánh hoành thánh, nàng là con gái một tiểu thương. Ông chủ kia dĩ nhiên xem thường thằng bán hoành thánh rong, một mực từ chối ý định cầu hôn. Ông cố tôi buồn bực bỏ hết tiền dành dụm ra mở rộng kinh doanh, về sau mở được cửa hàng…”
“Về sau ông có lấy được cô gái con ong chủ kia không?” Phương Đăng rốt cuộc cũng là một cô gái, chỉ quan tâm đến tình tiết yêu đương này thôi.
Phó Kính Thù quả nhiên lại cười con bé, “Chuyện này tôi không biết. Nhưng chắc không phải, bà cố cũng là người bản địa trên đảo.:
“Thế à…” Phương Đăng hơi thất vọng, chuyện thật chẳng đời nào lâm ly bằng tiểu thuyết hay hý khúc, “Thế cửa hàng của ông cố có phải càng lúc càng làm ăn phát đạt?”
“Cửa hàng mở xong, ông cố chuyển sang tham gia thương mại quốc tế, ông sáng lập Công ty cổ phần Phú Niên, chính là tiền thân tổ nghiệp nhà họ Phó. Thời thế chiến lần thứ nhất, Phú Niên mở rộng phạm vi kinh doanh gạo, gỗ và nông phẩm. Sau khi mua một cánh đồng cao su rộng lớn tại Ấn Độ, ông cố được xưng tụng là một trong bốn ông vua cao su đương thời ở Nam Dương, là nhân vật hàng đầu trong số các doanh nhân người Hoa kinh doanh tại Nam Dương lúc đó.”
“Sau nữa ông ấy áo gấm về làng?”
“Nói vậy cũng được. Năm 1919, ông cố tôi về đảo Qua Âm mua đất xây nhà…”
“Chính là nơi này ư?”
“Đây chỉ là một trong số đó, nhưng các kiến trúc và vườn tược em nhìn thấy bây giờ được xây lại sau vụ hỏa hoạn, ban đầu mọi thứ mang dáng vẻ khác. Cụ cố tôi là một người bảo thủ, vô cùng truyền thống, người trong nhà trên dưới đều phải sợ. Nhưng ông thích làm việc thiện, nhiệt tình vì lợi ích chung, lại biết nhìn xa trông rộng. Chính nhờ thế mà nền tảng nhà họ Phó ngày một vững chắc, thời điểm thực lực hùng hậu nhất, ông hợp sức với người khác mở công ty ủy thác tại Thượng Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu, Trùng Khánh và Quảng Châu, mua cổ phần ngân hàng Hoa Kiều Malaysia, có thể nói ông tự xây dựng nên đế quốc tài chính của mình. :
“A, tôi phát hiện mặt anh hơi giống ông cố nhé, chỗ này…” Phương Đăng khua tay chỉ vào cái cằm, “Chỗ này đầy đặn, giống cực kỳ.”
“Sao tôi không nhìn ra nhỉ ?” Phó Kính Thù cười nói, “Nhưng đúng là trong ba đứa con trai, ông nội Phó Truyền Thanh của tôi giống cụ cố nhất.”
Phương Đăng bắt đầu nhẩm đếm các bức họa, “Đây là con trưởng của ông cố nhà anh phải không, tên là Phó Truyền gì ấy nhỉ, quên mất rồi.”
“Phó Truyền Bản.”
“Nói cho cùng là người của Phương Học Nông, sản sinh ra loại con cháu như df, tôi chẳng thích ông ấy đâu.”
Phó Kính Thù thụp sâu hơn vào chiếc ghế dựa, tiếng cười dần nhỏ đến mức chẳng nghe thấy gì nữa, “Em đừng có chạy qua chạy lại nữa, nhìn mà chóng cả mặt.”
Hình như nói nhiều nên cậu hơi mệt, giọng càng lúc càng trầm đi. Phương Đăng đành nghe lời tiến lại gần, ngồi xuống, tựa lưng vào lò sưởi, ngắm các bức tranh từ xa.
“Người mặt tròn tròn kia là ông Phó Truyền Cách của pn phải không, là con thừa tự thỏa nào trông không giống các anh chị em khác… Thế, người mặc tây phục tiếp theo chắc chắn là ông nội Phó Truyền Thanh của anh rồi.”
“Ừm.” Giọng cậu ta nghe như hụt hơi. Chẳng giống cậu ấy chút nào, lòng Phương Đăng dấy lên một cảm giác kỳ lạ.
“Ê, anh sắp ngủ đấy à ?”
“Không đâu.” Phó Kính Thù nói tiếp, “Năm ông nội mười bảy tuổi, cụ cố muốn thử thách con trai, bèn giao một tiệm gạo nho nhỏ cho ông quản lý. Lúc ấy chiến loạn, ông nội dẫn theo mấy người tùy tùng, áp tải hàng nghìn gánh gạo, vượt qua mưa bom lửa đạn lẫn bọn thảo khấu, trên đường qua Điền Tây gặp hạn hán mất mùa, đáng lẽ chuyến hàn đó sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ, nhưng tận mắt chứng kiến thảm cảnh của người dân bản địa, ông nội đứng ra quyên toàn bộ hơn nghìn gánh gạo cho nạn dân, tự mình vác roi về gặp cha nhận tội. Cụ cố lúc ấy cười vang nói: “Ta có một đứa con ngoan, nhà họ Phó có hy vọng rồi.” Những chuyện này đều do già Thôi chính miệng kể tôi nghe, năm ấy già Thôi là một trong những tùy tùng theo ông nội chinh nam phạt bắc.
Thật khó mà tưởng tượng ông lão họ Thôi như ngọn nến sắp tắt đã từng là một người đàn ông tráng kiện bôn ba nam bắc, Phương Đăng nghĩ.
“Sản nghiệp nhà họ Phó do cụ cố gây dựng nên, nhưng ông nội tôi là người duy trì, khuếch trương nó. Ông nội am tường văn hóa trung – tây, cả đời vâng theo di huấn của tổ tông: ‘Chớ quên tổ nghiệp.’ Năm đó Phó gia viện bị một trận cháy lớn thiêu rụi, có rất nhiều người trong nhà, bao gồm cả bà Trịnh đều khuyên ông nội rời khỏi đảo qa chật hẹp, dọn đến Thượng Hải, chuyển tới thành phố làm ăn cũng sẽ thuận tiện hơn nhiều, nhưng ông nội không chịu, ông nói gốc rễ của mình ở đảo qa, vì thế mà ông bỏ ra lượng tiền gấp đôi số tiền xây biệt thự của cụ cố, bằng mọi giá trùng kiến Phó gia viện. Nếu không phải thời thế không cho phép, biết không còn cơ hội quay về, ông nội sẽ không bỉ lại nhà tổ đến định cư ở Malaysia. Cha nói với tôi rằng, trước phút lâm chung, ông nội vẫn hối tiếc phải chết nơi đất khách quê người. Ông để lại hai di nguyện, một là cho cha tôi nhận tổ quy tông, điều còn lại là mong con cháu nhà họ Phó sau này tu bổ lại Phó gia viện.”
“Thế sao căn nhà vẫn cứ điêu tàn thế này ?” Phương Đăng cảm thấy khó hiểu.
“Xem ra bà Trịnh kia chẳng chịu làm theo di nguyện của ông nội anh.”
“Em thấy gánh hoành thánh nhỏ xíu trên bàn thờ không ?” Phó Kính Thù muốn rời sự chú ý của Phương Đăng thật là quá dễ. Quả nhiên, nghe cậu ta nói vậy, Phương Đăng lập tức bật dậy lại gần xem, đúng là trên bàn thờ có một mô hình gánh hoành thánh rong bằng đồng đúc. Mô hình này cao khoảng một tấc, thủ công tinh xảo, sinh động y như thật. “Gánh hoành thánh này là do ông nội thuê người đúc nên, đặt ở đó để nhắc người đời sau nhớ rằng họ Phó xuất thân thấp kém, không được quên công ơn khai sáng của tổ tông.”
Phương Đăng muốn chạm thử vào món đồ thú vị ấy, bèn thò tay ra, lại không may làm đổ bức tranh vốn dĩ đang dựng trái mặt trên bàn. Khác với các bức tranh bán thân được treo hết sức đúng lễ nghĩ phép tắc khác, bức ảnh nhỏ này chỉ lớn bằng lòng bàn tay, họa công tỉ mỉ, trong tranh là một thiếu nữ ngồi trên thảm cỏ nở nụ cười xinh đẹp. Cô bận bộ đồ màu trắng tự nhiên, đơm cúc vòng cung, bím tóc đen nhánh rủ trước ngực, đôi mắt long lanh biết cười. Phương Đăng vốn tinh tường, mau chóng nhận ra bức tượng đá thiếu nữ đang tựa lưng vào chính là con hồ ly nằm giữa đám cỏ hoang ở vườn sau hiện nay. Nền bức tranh còn có một mái đình hóng mát xinh xắn, chẳng phải chính là cái đình sụt mái mà Phó Kính Thù thường đứng vẽ tranh hay sao, chỉ khác năm xưa mọi thứ còn lành lặn đẹp đẽ, góc vườn cỏ thơm mơn mởn, thiếu nữ đẹp như tranh.
“Đây là…”
“Cô ấy chính là Tiểu Xuân, cũng là người sinh ra cha tôi.” Phó Kính Thù đợi Phương Đăng hỏi xong đã đáp liền.
Phương Đăng cầm bức tranh lật lên lật xuống xem xét, “Vẽ đẹp thật, là ông nội anh vẽ ư ?”
“Phải, ông và bà Tiểu Xuân lớn lên bên nhau, ngoài ông ra còn là ai được nữa? Nếu bà Trịnh còn ở đây bức tranh này tuyệt đối không thể bày trên bàn thờ một cách đường hoàng như vậy. Mấy năm nay, già Thôi đoán chừng bọn họ sẽ không bao giờ quay lại, nghĩ đến Tiểu Xuân cô nương và ông nội tôi đều qua đời đã lâu, liền len lén mang tranh ra bày ở đây. Dù sao người trong tranh cũng là chị ruột của ông, bà chỉ là cô hầu, nhưng đã sinh cháu cho họ Phó, không được vào từ đường thì ở gần ông nội chút nào hay chút ấy. Tiếc thay huyết mạch của bà đời này sang đời khác, trong mắt người ta chỉ là loại con hoang hạ cấp.”
Giọng của cậu nhỏ đến độ suýt chút nữa nghe không ra, nhưng sự lạc lõng trong đó không giấu đi được. So với cảm xúc tự hào tha thiết khi kể sự tích cha ông thật là một trời một vực.
“Đừng nói thế…” Phương Đăng vội vã ngắt lời, “anh là người họ Phó, cùng chảy một dòng máu với Phó Học Trình và Phó truyền Thanh. Nói không chừng một ngày nào đó, con cháu anh cũng sẽ kể về cuộc đời anh bằng giọng tự hào như vậy.”
Phó Kính Thù chẳng lẽ không nhận ra ý an ủi trong câu nói của Phương Đăng. Cậu ta chỉ đành cười, đang cười thì ho một trận dữ dội như muốn long cả phổi.
“Anh sao thế ?” Phương Đăng nghe trong tiếng ho có gì đó là lạ, lo lắng đến gần quan sát, “Có cần tôi đun cho anh chút nước không ?”
“Không cần, tôi không sao.”
Nói không sao, nhưng giọng Phó Kính Thù rõ ràng chẳng còn chút sức lực, cho dù có cố mấy cũng lực bất tòng tâm. Phương Đăng nhớ lại, từ khi nó bước vào nhà, trông cậu ta đã không được khỏe cho lắm. Nghe cậu ấy nói chỉ là cảm vặt, nó liền không bận tâm, vậy mà huyên thuyên một hồi, người cậu cư tụt dần vào ghế tựa, thanh âm thì càng lúc càng nhỏ…
Phương Đăng kéo mạnh cánh tay định ngáng cản của Phó Thất, sờ thử vào trán cậu ta.
“Chết thôi, sao lại nóng thế này? Anh sốt như vậy sao không nói? Tôi thật ngu như heo.” Nó hấp tấp định đi rót n