như bị sét đánh bên tai. Mặc Trì từng nói với cô, sau lưng cô có một cái bớt đỏ to bằng móng tay. Mặc Trì rất yêu cái bớt đỏ ấy, những lúc cảm xúc trào dâng anh thường say sưa hôn vào đó, để lại trong cô vô sô" hồi ức khó quên. Lúc tắm, cô đã từng thử soi gương, nhưng cái bớt lại mọc ở vị trí oái oăm, nên cô chưa bao giờ nhìn rõ diện mạo của nó.
Cái bớt chỉ có Mặc Trì nhìn thấy, vậy mà Lý Thiệu Đường lại cũng biết nó. Tư Tồn không thể tin nổi vào điều mình vừa nghe, cô liên tục lắc đầu, ánh mắt vô hồn, tưỏng như sắp suy sụp tới nơi. Mặc Trì chống nạng tới bên cạnh, ôm cô vào lòng rồi nói: “Tư Tồn, hãy kiên cường lên em, đã có anh ở đây!”, anh thì thầm vào tai cô.
Tư Tồn như gặp được thần bảo vệ, lập tức vùi đầu vào lòng anh. Cô không hiểu tất cả mọi chuyện đang diễn ra xung quanh mình, chỉ có vòng ôm của Mặc Trì là vẫn vậy, luôn luôn khiến cô cảm thấy bình yên, an lòng.
Lý Thiệu Đường thấy thế lại quát lên: “Tránh xa con gái tôi ra! Chung Phú Quý! Tôi vẫn chưa tính xong nợ nần với ông đâu. Con gái yêu của tôi, ông lại đem gả cho một thằng...” Nói tới đó, Ly Thiệu Đường cứng họng. Bản thân ông cũng là người có học thức, nhất thời chưa tìm được từ ngữ phù hợp, liền hạ giọng lẩm bẩm: “Ông ham hố danh lợi! Đồ tiểu nhân!”
Tư Tồn cảm thấy vòng tay đang ôm lấy cô bắt đầu run lẩy bẩy. Cô biết Mặc Trì hiểu hàm ý trong câu nói của Lý Thiệu Đường. Lúc ấy, không biết cô lấy dũng khí từ đâu, liền ngẩng cao đầu, lớn tiếng nói với người xa lạ tự nhận là ba cô: “Dù ông là ai, tôi cũng không cho phép ông sỉ nhục Mặc Trì. Anh ấy là chồng tôi, là người tôi yêu thương nhất trên đời”.
“Hử!” Lý Thiệu Đường không màng tới những gì Tư Tồn nói: “Con yêu cái gì? Con mới từng ấy tuổi biết thế nào là yêu? Chung Phú Quý đã nói hết cho ta rồi. Con bị ép phải gả cho thằng đó. Lần này, ta về nước tìm con là muốn đưa con sang Mỹ. Những năm qua đã vất vả cho con. Hai ba con ta cùng qua Mỹ, ta sẽ bù đắp lại mọi thiệt thòi cho con!”
“Ông im đi!”, Tư Tồn phẫn nộ nói: “Tôi không quen biết ông. Ông nói ông là ba tôi thì tôi phải tin ông thật sự là ba tôi sao? Thế mẹ tôi là ai? Ông dựa vào cái gì mà dám nói tôi không yêu Mặc Trì? Chúng tôi cưới nhau bốn năm nay, lúc đó ông ở đâu. Lão quái vật như ông từ đâu mò đến, dựa vào cái gì mà dám sai bảo tôi với Mặc Trì? Dựa vào cái gì mà bắt tôi đến nước Mỹ quái quỷ cùng ông?” Tư Tồn nói liền một hơi, rồi quay ra thở dốc.
Từ đầu đến cuối Mặc Trì vẫn ôm chặt cô. Vòng ôm đó từ ấm áp chuyển thành cứng rắn, chưa một chút buông lơi.
Nghe Tư Tồn nhắc đến chữ “mẹ”, đôi mắt Lý Thiệu Đường đột nhiên cụp xuống, chừng như nghẹn ngào: “Ta có lỗi vối mẹ con, có lỗi với cả con. Ta phải đón con sang Mỹ, sống cuộc sống tốt đẹp hơn”.
“Với tôi, cuộc sống ở đây, vào lúc này, đã quá tốt đẹp rồi. Tôi đã có người chồng mà tôi yêu thương, tôi không muốn đi đâu cả”, Tư Tồn dứt khoát nói.
Lý Thiệu Đường hồ như đã sốc lại tinh thần, lớn tiếng nói: “Đó không phải kết hôn. Đó là hôn nhân mua bán, là phi pháp!”
Tư Tồn cũng không vừa, cô đáp lại ngay: “Bỏ rơi con cái của mình có thể gọi là hợp pháp không”.
“Con, con, con...” Lý Thiệu Đường không ngờ ông ta nói một câu, Tư Tồn lại đối lại một câu như thế, ông đưa tay chỉ vào mặt cô mà không nói nổi câu gì. Bầu không khí mỗi lúc một căng thẳng. Trần Ái Hoa vội vàng kéo Tư Tồn ra xa, để cô ngồi nghỉ trên sô pha. Cổ họng Lý Thiệu Đường lại phát ra những tiếng rên rỉ, dường như ông ta đang giận dữ với chính mình. Ong dám thô bạo với tất cả mọi người, duy chỉ có Tư Tồn là ông không nỡ.
Trước kia, gia đình Lý Thiệu Đường đều là những trí thức uyên thâm, cha ông từng là học giả nổi tiếng ở Thượng Hải. Bản thân Lý Thiệu Đường cũng từng dạy học trong một trường đại học lớn ở đó. Năm 1959, ông bị liệt vào phần tử chủ nghĩa cơ hội khuynh hữu, mất đi công việc nên đành phải khăn gói trở về quê tổ ở thành phố X. Nhưng không thể chịu đựng nổi cuộc sống khắc nghiệt nơi đây, ông ta đã bí mật liên lạc nhờ cậy bạn bè, tìm cách tới Hồng Kông với hi vọng đổi đời. Vợ ông là Thiệu Ảm lúc đó cũng đang mang thai. Do không còn cách nào khác, ông đành gửi vợ về nhà họ hàng ở nông thôn chờ đến ngày sinh nở.
Cuộc sống ở nông thôn thiếu thốn mọi thứ, lại gặp đúng năm nhiều thiên tai, có cơm ăn cũng là giấc mơ xa xỉ chứ đừng nói đến chuyện bổ sung dinh dưỡng cho bà mẹ đang mang thai. Thiệu Âm vốn là con gái của một ông chủ ngân hàng, từng là hoa khôi của Đại học Đồng Tế, nhưng khi về đến nông thôn lại phải sống như một phụ nữ thôn quê. Bà quấn khăn lên đầu, tự tay đẩy cốì xay ngô lấy bột làm bánh hấp. Đến thứ thức ăn xoàng xĩnh như vậy bà cũng không nỡ ăn. Bà thường lấy cớ bị nghén, ăn gì cũng buồn nôn, nhường hết đồ ăn cho Lý Thiệu Đường.
Tính tình Thiệu Âm lạc quan, hoạt bát. Những lúc Lý Thiệu Đường than trách cuộc sống quá gian khổ, bà thường chuẩn bị cho ông một bữa “yến tiệc tinh thần”. Bà nói: “Anh có nhớ món chẻo vân cước thanh ngư với món nấm kim châm tử la ở khách sạn Mỹ Tâm không? Đó là hai món Nguyễn Linh Ngọc yêu thích nhất. Chúng ta đã từng ăn thử, thấy nó cũng chỉ đến thế mà thôi. Anh thích ăn món cá sóc, tôm đuôi phượng và món gan mĩ nhân. Em thấy món gan mĩ nhân này là thú vị nhất. Họ lấy bạch tụy của con vịt muôi chần qua nước sôi, ngâm trong nước lạnh, sau đó phải trải qua hơn chục công đoạn mới hoàn thành. Thế nhưng anh thử nghĩ xem, vịt với mĩ nhân liến quan gì tới nhau?” Thiệu Âm vốn là một mẫu hình tiểu thư Thượng Hải điển hình. Bà yểu điệu thục nữ, luôn nói năng nhỏ nhẹ dễ nghe.
“Đây chính là văn hóa Trung Hoa. Người Trung Hoa chú trọng hàm xúc ẩn húy, nhã tục cộng hưởng, ngụ ý thâm sâu, nói một hiểu mười, tên món ăn cũng không phải ngoại lệ. Nếu gọi thẳng ra, mời quý khách thưởng thức món tụy bạch vịt kho thì dù món ăn ngon đến mâ\'y cũng khó nuốt trôi”, Lý Thiệu Đường chua thêm.
Thiệu Âm nghe thế liền nói: “Vì thế, sau này khi con chúng ta chào đời, mình phải đặt cho nó một cái tên thật hay. Em hi vọng đứa trẻ sẽ là con gái. Anh còn nhớ câu này trong Kinh Thi không? “Xuất kì đông môn. Hữu nữ như vân. Tuy tắc như vân, Phỉ ngã tư tồn”. Chúng ta sẽ đặt tên cho con gái là Tư Tồn. Đợi sau này con bé lớn một chút, em sẽ trang điểm cho nó. Con của chúng mình sẽ mặc váy công chúa ba tầng, trên đầu thắt nơ hồng, mang thêm một đôi giày màu hồng nữa, tất phải có thêu ren nữa...”
Những ưu lo về cuộc sống hiện thực trước mắt đã xâm chiếm toàn bộ tâm trí của Lý Thiệu Đường, ông chẳng mấy để tâm tới mộng tưởng của Thiệu Âm vợ mình. Ông ngắt lời: “ĂAn còn chưa đủ, nói gì đến trang điểm”.
Nghe thế Thiệu Âm chỉ cười, đáp: “Cuộc sống sẽ ngày một khá lên. Tới lúc đó chắc Tư Tồn cũng biết đi, hay biết nói rồi cũng nên. Chúng mình sẽ đưa con trở về Thượng Hải, cho con đi chơi công viên”. Sắc mặt bà vàng vọt xanh xao, nhưng nghĩ tới những ngày tháng hạnh phúc sau này, khuôn mặt ấy lại ánh lên nét rạng rỡ hạnh phúc.
Thế nhưng “yến tiệc tinh thần” không thể nào bồi bổ cho cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng của Thiệu Am. Sau mười tháng mang thai, khi đến cửa ải cuối cùng, bà lại gặp phải điều mà người phụ nữ nào cũng sợ: khó sinh. Lý Thiệu Đường trong lúc hoang mang đã tìm đến một ông bác sĩ trong thôn. Ông bác sĩ nói không thể giữ được mẹ nên phải nhanh chóng làm phẫu thuật để cứu đứa con.
Trong một căn phòng tồi tàn, ông bác sĩ vụng về rạch bụng Thiệu Âm bằng một con dao đã mòn để cứu lấy đứa bé còn đỏ hỏn. Thiệu Âm lúc này gần như đã cạn sức, bà lấy chút hơi sức cuối cùng, cố gắng nói một câu: “Hãy nhớ đặt tên đứa trẻ là Tư Tồn”.
Sau khi Thiệu Âm chết, Lý Thiệu Đường gà trống nuôi con, cuộc sống khó khăn hơn trước bội phần. Vật chất thiếu thốn trầm trọng, có tiền cũng không thuê được vú em, chứ đừng nói đến mua được sữa bò. Ông ta chỉ biết làm theo cách được người dân trong thôn truyền thụ, đó là nấu tiểu mễ thành cháo, chắt lấy nước, rắc vào đó một chút muối rồi bón cho đứa trẻ ăn. Số cháo còn lại ông cũng không nỡ ăn, lại tiếp tục nấu, rồi chắt nước cho tới khi hạt gạo đã nát hết. Tư Tồn vì thiếu chất nên vừa gầy vừa nhỏ, khuôn mặt thanh tú nhưng vàng vọt xanh xao. Cô bé rất ngoan, có đói cũng không bao giờ khóc, chỉ giương đôi mắt to tròn nhìn chằm chằm vào ba. Mỗi lần nhìn thấy con, Lý Thiệu Đường lại nhớ về người vợ đã mất. Có lúc ông còn nghĩ, Tư Tồn là món quà cuối cùng Thiệu Am dành tặng cho mình. Có lúc ông lại nghĩ, nếu không phải vì Tư Tồn, Thiệu Ảm đã không rời xa ông. Nhưng người ông ta hận nhất vẫn là chính mình, nếu không bị ông ta làm liên lụy, Thiệu Ảm sẽ không chết, Tư Tồn cũng không phải chịu cảnh vừa sinh ra đã chịu bao khổ cực như vậy.
Không bao lâu sau, người bạn của Lý Thiệu Đường truyền tin tới, ông ta đã có cơ hội vượt biên từ Quảng Châu đi Hồng Kông. Người bạn đó dặn trước, ông không được mang theo trẻ con. Lý Thiệu Đường cân nhắc thiệt hơn, không biết nên làm thế nào trong tình cảnh này.
Người bạn đó lại giúp ông ta đi nghe ngóng tình hình, biết được ỡ ngay thôn bên cạnh có một người phụ nữ vừa sinh con ra thì đứa trẻ không may chết yểu, mà người phụ nữ đó lúc nào cũng thừa sữa. Tư Tồn được gửi vào nhà đó, chắc chắn lớn lên sẽ béo trắng khỏe mạnh.
Hai chữ “sữa mẹ” đã khiến Lý Thiệu Đường mềm lòng. Ông nghĩ, thà đem con gái gửi cho người đó để được bú ẵm đủ đầy, còn hơn để nó theo mình uống nước cháo cầm hơi. Đợi tới khi Tư Tồn cứng cáp hơn một chút, ông ta cũng tạo dựng được sự nghiệp ở Hồng Kông, lúc đó đón con bé về với mình vẫn chưa muộn.
Lý Thiệu Đường hạ quyết tâm để người bạn bế con đi. Ông ta cũng không dám hỏi con mình sẽ được gửi vào nhà nào, chỉ sợ bản thân mình sẽ thay đổi quyết định. Ngày Tư Tồn bị bế đi, bầu trời vô cùng ảm đạm. Tư Tồn còn bé tí đã biết nhận người Cô bé bị người lạ bế đã khóc ầm ĩ, hai tay huơ huơ về phía ba như mong muốn ba bế mình lại. Lý Thiệu Đường cố nén nỗi đau quay lưng đi, nhưng tiếng khóc của con gái đã vĩnh viễn khắc sâu trong kí ức. Ông đã lập lời thề, đến Hồng Kông nhất định phải gây dựng cơ đồ, kiếm thật nhiều tiền, nhanh chóng ổn định cuộc sống để đón Tư Tồn về với mình.
Thế nhưng, người tính không bằng trời tính. Thời gian trôi qua, Tư Tồn được nuôi lớn bằng nguồn sữa mẹ mát lành, Lý Thiệu Đường cũng thuận lợi đến được Hồng Kông. Vài năm sau, Cách mạng Văn hóa nổ ra, một người bị gán mác “hữu khuynh”: “tội đồ”: “phản bội” như ông đâu còn cơ hội để trở về quê hương được nữa. Ông chỉ còn cách đi càng xa càng tốt, từ Hồng Kông tới châu Âu, rồi tới tận đất Mỹ xa xôi.
Sau hơn mười năm vật lộn, Lý Thiệu Đường đã trở thành Chủ tịch một công ti lớn ở Mỹ. Bao năm đơn độc vùng vẫy trên thương trường khiến tính cách ông thay đổi nhiều, ở New York, ông nổi tiếng trong giới Hoa kiều về cách giải quyết vấn đề. Cách giải quyết vấn đề của ông không phải là đàm phán hòa bình, mà là bắt người khác tuân phục mình. Nhờ vào điều đó, ông ta trở nên giàu có. Nhưng tận sâu trong trái tim, ông cũng là người rất đau khổ. Ông không quên được người vợ hiền vì mình mà chết thảm, càng không quên được đứa con gái lưu lạc ở một vùng quê nhỏ bé tận Trung Hoa. Ông ta có dùng trọn kiếp này cũng không thể trả hết món nợ với vợ và con gái.
Tin Trung Hoa đại lục tiến hành cải cách mở cửa nhanh chóng lan tới nước Mỹ. Lý Thiệu Đường ngay lập t