Sự cố đứt cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) ngày 5/1/2015 được xác nhận làm mất ít nhất khoảng 40% dung lượng băng thông Internet từ Việt Nam đi Hồng Kông, Mỹ của tất cả các nhà mạng tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến cáp này. Dự kiến trong 3 đến 4 tuần mới có thể khắc phục xong sự cố.

Tải ảnh gốc
Ngay từ khi xảy ra vụ việc, các nhà mạng Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp ứng cứu để không ảnh hưởng đến kết nối, giao dịch của khách hàng.
Đại diện phía VNPT cho biết, nhà mạng này đang chuyển dung lượng Internet quốc tế đi các hướng trên cáp đất và cáp biển SMW3 nên vẫn đảm bảo kết nối cho khách hàng, chỉ những khách hàng thuê kênh tốc độ cao thì có bị ảnh hưởng.
Phía CMC Telecom thì khẳng định lưu lượng của họ trên tuyến cáp quang biển này chỉ chiếm khoảng 10% nên không ảnh hưởng lớn tới chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Vì biết chất lượng kết nối trên tuyến cáp quang biển này không tốt nên từ lâu CMC Telecom đã chủ động kết nối đi qua các tuyến cáp khác.
Hướng giải quyết của nhà mạng FPT là chuyển sang sử dụng các tuyến cáp dự phòng trên đất liền nhằm đảm bảo không gián đoạn dịch vụ cung cấp tới khách hàng.
Tập đoàn Viettel cũng đã đưa ra thông báo, khách hàng của Viettel không bị ảnh hưởng đến các giao dịch, trao đổi thông tin và kết nối trong nước. Vì từ thời điểm sự cố xảy ra Viettel đã chủ động điều chỉnh dung lượng kết nối trên các hướng quốc tế đi qua cáp quang biển liên Á (IA), cáp quang đất đất liền đi ChinaTelecom và ChinaUnicom để đảm bảo duy trì kết nối bình thường cho khách hàng. Viettel đồng thời cho biết, sẽ tăng thêm 80Gbps (tuyến đi HongKong, Singapore) để đảm bảo nhu cầu truy nhập tăng cao của khách hàng vào đầu năm và tránh nghẽn mạng vào giờ cao điểm, công việc nâng cấp này sẽ hoàn thành trước ngày 10/1/2015.
Hiện các nhà mạng đang tiếp tục phối hợp với các đầu mối thuộc AAG đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, hàn nối cáp quang. Tuy nhiên, do đặc thù công việc diễn ra trên biển phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên chưa thể xác định chính xác thời gian hoàn thành. Dự tính thời gian sửa chữa đường cáp biển có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần.

Ngay từ khi xảy ra vụ việc, các nhà mạng Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp ứng cứu để không ảnh hưởng đến kết nối, giao dịch của khách hàng.
Đại diện phía VNPT cho biết, nhà mạng này đang chuyển dung lượng Internet quốc tế đi các hướng trên cáp đất và cáp biển SMW3 nên vẫn đảm bảo kết nối cho khách hàng, chỉ những khách hàng thuê kênh tốc độ cao thì có bị ảnh hưởng.
Phía CMC Telecom thì khẳng định lưu lượng của họ trên tuyến cáp quang biển này chỉ chiếm khoảng 10% nên không ảnh hưởng lớn tới chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Vì biết chất lượng kết nối trên tuyến cáp quang biển này không tốt nên từ lâu CMC Telecom đã chủ động kết nối đi qua các tuyến cáp khác.
Hướng giải quyết của nhà mạng FPT là chuyển sang sử dụng các tuyến cáp dự phòng trên đất liền nhằm đảm bảo không gián đoạn dịch vụ cung cấp tới khách hàng.
Tập đoàn Viettel cũng đã đưa ra thông báo, khách hàng của Viettel không bị ảnh hưởng đến các giao dịch, trao đổi thông tin và kết nối trong nước. Vì từ thời điểm sự cố xảy ra Viettel đã chủ động điều chỉnh dung lượng kết nối trên các hướng quốc tế đi qua cáp quang biển liên Á (IA), cáp quang đất đất liền đi ChinaTelecom và ChinaUnicom để đảm bảo duy trì kết nối bình thường cho khách hàng. Viettel đồng thời cho biết, sẽ tăng thêm 80Gbps (tuyến đi HongKong, Singapore) để đảm bảo nhu cầu truy nhập tăng cao của khách hàng vào đầu năm và tránh nghẽn mạng vào giờ cao điểm, công việc nâng cấp này sẽ hoàn thành trước ngày 10/1/2015.
Hiện các nhà mạng đang tiếp tục phối hợp với các đầu mối thuộc AAG đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, hàn nối cáp quang. Tuy nhiên, do đặc thù công việc diễn ra trên biển phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên chưa thể xác định chính xác thời gian hoàn thành. Dự tính thời gian sửa chữa đường cáp biển có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần.