Trang Business Insider đã điểm lại tất cả những vấn đề đang bủa vây , cả lớn lẫn nhỏ: Hãy bắt đầu từ bản tin đình đám nhất kể từ đầu năm đến nay
Mạng xã hội ảo mua lại ứng dụng chia sẻ ảnh di động Instagram với giá 1 tỷ USD. Đây thực sự là một hung tin đối với Android, bởi nó khiến cho cả cộng đồng phát triển thấy rằng, họ có thể tạo ra một sản phẩm cực kỳ thành công, khiến thế giới phát cuồng mà thậm chí không cần phải hiện diện trên Android (Thương vụ mua lại được công bố chỉ ít ngày sau khi Instagram ra mắt phiên bản dành cho Android).
Ai đó có thể cãi cố rằng Instagram sẽ không đời nào đạt được mức giá 1 tỷ USD nếu như chưa mở rộng sang đến Android. Thế nhưng sự thật là Instagram đã được Facebook ngỏ lời từ trước đó khá lâu, và dù cho không có Android đi chăng nữa thì công ty này cũng đã được định giá ở mức 500 triệu USD.
Nói tóm lại, bản tin Instagram đã phát đi một thông điệp không thể rõ ràng hơn tới giới phát triển: “chế” cho iOS trước, Android chỉ là hạng hai. Hệ quả của thông điệp này là sự quan tâm của giới phát triển dành cho nền tảng Android bắt đầu phai nhạt. Nếu như giới phát triển coi Android chỉ là nền tảng hạng hai thì chẳng chóng thì chầy, người dùng cũng sẽ suy nghĩ như vậy.
Những gì mà Android đã thể hiện trong lĩnh vực máy tính bảng chính là rắc rối lớn thứ hai của nền tảng này.
Vốn dĩ, một sân chơi mới toanh như tablet phải là một cơ may ngàn năm có một để Android qua mặt iOS và quyến rũ thế giới. Thế nhưng kịch bản đó đã không xảy ra. Nhiều chuyên gia đã cố công đi tìm lời giải thích cho sự thất bại này, và rồi hầu hết đều nhất trí rằng, sở dĩ Android thành công trong lĩnh vực smartphone chính là vì những hạn chế do nhà mạng đặt ra. Android đánh bại iPhone là vì người dùng chỉ có thể mua được iPhone thông qua ATT (trước đây) và Verizon (mới bổ sung thêm). Dù iPhone có tuyệt đến đâu đi chăng nữa thì nhiều người vẫn không muốn phải chuyển mạng, đổi số vì nó.
Thế nhưng mô hình kinh doanh của máy tính bảng lại hoàn toàn khác và không chịu sự ràng buộc của nhà mạng. Và thế là iPad ung dung đánh bại hàng chục tablet Android rập rình thách thức nó. Còn người dùng ư? Họ chỉ việc chọn lấy thiết bị xuất sắc nhất và đó chính là iPad.
Đây thực sự là suy nghĩ đáng sợ nhất trong mắt Android. Vì sao ư? Là vì trong mắt người dùng, Android luôn kém hơn một bậc so với Apple. Dù cho bản thân nền tảng Android kém hơn hay vì đã làm quá tốt khâu tiếp thị và đánh bóng hình ảnh thì kết cục cũng giống nhau: Thua là thua. Cho tới thời điểm này, mới có duy nhất một tablet Android được coi là khả dĩ thành công: Amazon Kindle Fire. Thế nhưng éo le thay, đây cũng lại là một dấu hiệu tồi tệ cho Android.
Sự thành công của Kindle Fire đã cho cả thế giới thấy: bạn không cần phải có sự phê duyệt và đồng thuận của để tạo ra một sản phẩm Android hấp dẫn. Các đối tác khác của Android sẽ có quyền tự hỏi: Sao họ lại phải (tiếp tục) lệ thuộc vào Google trong tương lai? Và nếu như tất cả đều tự làm theo ý mình, mỗi người một phách thì Android sẽ giống như một nền tảng “bị băm nát nhừ, vụn vặt, lẻ tẻ, phân tán tứ tung”, như lời một chuyên gia bình luận.
Đến đây, rắc rối thứ ba chính thức mở ra
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các đối tác sản xuất smartphone cũng dần “ly khai” và bắt đầu giới thiệu phiên bản Android của riêng mình? Nguy cơ của việc quá mở chính là Google có thể đánh mất quyền kiểm soát nền tảng này.
Việc Google mua lại càng thôi thúc các hãng ĐTDĐ lớn tính đường riêng. Họ nổi giận khi Google cố gắng thách thức Apple bằng cách tự phát triển phần cứng. Có gì khó để họ quyết định quay lưng lại với đại gia tìm kiếm?
Tin an ủi duy nhất cho Google là các đối tác Android không có nhiều sự lựa chọn. Họ không thể tiếp cận với iOS, trong khi Windows Phone của Microsoft thì gắn chặt với Nokia như hình với bóng.
Rắc rối thứ tư đến từ những con số.
Theo số liệu thống kê, chỉ mới có 2,9% số thiết bị Android hiện nay đang cài phiên bản Android 4.0 mới nhất (Ice Cream Sandwich). Đại bộ phận thiết bị Android 63,2 vẫn đang dừng lại ở bản 2.3, tức Gingerbread, tiếp đến là Froyo, tức Android 2.2 với tỷ lệ 23,1%.
Điều đó có nghĩa là 86,3% người dùng Android vẫn đang sử dụng một phiên bản đời cổ của nền tảng này. Họ đang tụt hậu một cách đáng kể (ít nhất là một năm). Ngược lại, người dùng iPhone luôn được tiếp cận với tất cả những công nghệ, tính năng mới nhất của Apple dành cho iOS. Cuối cùng, không thể không nhắc tới doanh số tiêu thụ. Tuần trước, Verizon thông báo đã bán được tới 3,2 triệu iPhone ngay trong quý I/2012. Tổng số smartphone mà mạng này bán được trong thời điểm đó là 6,2 triệu máy. Cũng có nghĩa iPhone còn tiêu thụ nhiều hơn tất cả các dòng sản phẩm khác gộp lại.
Tình hình có lẽ cũng không khác mấy ở ATT. iPhone đã bỏ xa Android về sức cầu. Như chúng ta đã nói từ đầu, câu chuyện của năm ngoái là đà tăng trưởng của Android. Nhưng năm nay, gió đã đảo chiều. Thị phần Android dường như đang giậm chân tại chỗ trong khi Apple “trở lại lợi hại” hơn xưa.
Tổng hợp tất cả các rắc rối mà ta đã phân tích: sự hờ hững dần của giới phân tích, sự giận dữ của các đối tác ĐTDĐ, một hệ sinh thái “siêu phân tán”… đột nhiên, bạn nhận thấy Android – nền tảng cách đây ít lâu còn ôm mộng chinh phục thế giới – bỗng chông chênh đến mức “ốc chưa mang nổi mình ốc”.
Nhật Anh