ôi, thở dài: "Là em chủ động, không được hối hận."
Thân thể trắng nõn dây dưa, đầu ngón tay anh luồn vào mái tóc đen ẩm ướt của tôi giống như đang đốt lên ngọn lửa, không khí nóng hừng hực mê người, thứ đẹp nhất trên thân thể anh chính là đường cong sau đó đến nhiệt độ cơ thể.
Tôi tìm kiếm khám phá từng khối cơ bắp, khớp xương ở trên người anh, tất cả những chỗ này tôi đều cực kì quen thuộc. Tim tôi hòa chung nhịp đập với anh, thân thể lây dính hơi thở nóng rực của anh làm cho giật mình rung động.
Chẳng biết từ lúc nào, áo sơ mi đã bị cởi ra để lộ từng tấc da thịt. Anh khẽ cúi đầu, hôn mút cổ tôi, từng chút từng chút kéo dài xuống dưới, đôi môi anh giống như được phủ một lớp nước bóng loáng, quyến rũ mê người như vậy.
Tôi cảm giác được ngón tay của anh đang ở trên người tôi, mơn trớn từng tấc da thịt, kèm theo nhiệt độ nóng bỏng của nhau, đêm Venice, cùng nhau hát lên một khúc ca nhiệt tình rạo rực. . . . .
Lúc xong chuyện đã là rạng sáng, sau khi tắm rửa xong chúng tôi ăn một chút đồ ăn đơn giản rồi ôm nhau ngã lên giường.
Đợi đến lúc tỉnh lại đã là một giờ chiều ngày hôm sau, vừa đúng lúc tới bữa cơm trưa. Tôi và Lục Bách Nghiêu ăn một bữa trưa phong phú ở khách sạn mới xem như là bổ sung lại được thể lực đã mất.
Sau bữa trưa, hai chúng tôi ăn mặc thoải mái đi ra ngoài thăm thú, bất giác bị những ngôi nhà xinh đẹp ở đây làm cho kinh ngạc.
Ngồi trên thuyền gondola lúc đi ngang qua Bridge of Sighs, Lục Bách Nghiêu kể cho tôi nghe về truyền thuyết đau thương buồn bã của Bridge of Sighs. (còn có tên là Cầu Than Thở.)
Bridge of Sighs nằm song song mặt nước, bắc ngang qua hai tòa nhà. Một bên là phủ thống đốc. Nghe nói được xây dựng từ thế kỉ thứ 14 bởi chế độ cộng hòa. Còn phía đối diện lúc đó là ngục giam, nếu bị phòng nghị sự phán là có tội thì sẽ bị đánh đến chết hoặc bị giam trong phòng giam dưới lòng đất, mãi mãi không được nhìn thấy thế giới bên ngoài, chỉ có một cơ hội ―― khi phạm nhân bị định tội, thời điểm áp giải từ phủ thống đốc qua "Bridge of Sighs", có thể được phép dừng lại một chút ở trên cầu, qua cửa sổ nhìn thấy được một phần thế giới ở bên ngoài.
Truyền thuyết kể rằng có một người đang ông bị phán có tội, lúc đi qua cây cầu kia, ở sau song sắt cửa sổ muốn nhìn kĩ thế giới một lần cuối cùng, thứ anh ta nhìn thấy là một dãy đồi san sát nhau chạy dài đến gần cây cầu, trên thuyền có một đôi nam nữ đang hôn nhau.
Cô gái kia là người yêu của anh ta. Anh ta điên cuồng lao đến bên cửa sổ, cửa sổ này lại được xây dựng từ đá cẩm thạch rất dày, không dễ hư hại, cuối cùng chỉ để lại một vũng máu và một thi thể tức giận. Máu không nhỏ xuống, tiếng hô cũng chưa từng truyền ra, coi như là truyền đi, thì người con gái kia cũng không thể nghe thấy. Vết máu đã sớm bị rửa sạch, chuyện xưa bi thảm cũng đã bị nhiều người quên lãng. Chỉ nói đây là "Bridge of Sighs", là nơi cuối cùng các phạm nhân được nhìn thấy thế giới bên ngoài. Vả lại thay đổi bi kịch này trở thành kịch vui, kể thành thần thoại, thành lời tiên đoán nếu như cặp đôi nào yêu nhau có thể ở dưới cầu hôn môi, thì tình yêu sẽ vĩnh hằng.
Tôi nghe xong chuyện xưa thê lương này, nước mắt rơi đầy mặt, vì người đàn ông si tình kia mà bi thương, vì hôm nay bên cạnh tôi còn có Lục Bách Nghiêu làm bạn, chúng tôi luôn luôn ở chung một chỗ, vĩnh viễn không chia lìa.
Trong biển người mênh mông gặp một người yêu bạn và một người bạn yêu là điều cực kì khó khăn. Thời điểm gặp nhau đó, chúng ta chưa hề biết nhau, không sớm một giây cũng không muộn một giây, thời gian không có mốc, chỉ là vừa đúng lúc đó chúng ta lựa chọn yêu nhau.
Tôi thích nhất bài “Yêu” mà Trương Ái Linh viết, không có từ ngữ hoa mỹ, không có cố ý vẽ vời cũng không có tình tiết quanh co này nọ, chỉ là một câu "A, anh (em)* cũng ở đây sao?" là đã đại biểu cho tất cả bắt đầu, tất cả kết thúc. . . . . .
*Trong cv là “ngươi” nên cũng không biết nguyên văn là anh hay em nữa. Thôi thì để cả hai cho lành vậy. ^.^
Khì thuyền đi qua Bridge of Sighs, Lục Bách Nghiêu nhẹ nhàng hôn lên môi tôi: "Tiamo."
Anh yêu em, cùng trời cuối đất, vũ trụ hồng hoang.