ạnh phúc hay không hạnh phúc, đã là vợ chồng không nên quá câu nệ chuyện đó, không có thời gian khóc lóc ỉ ôi.
“Ban đầu anh cũng lo, mà không cho cậu ấy theo cũng không được, cho nên mới bảo em về trước, sợ xảy ra chuyện không hay”.
“Em thấy anh và anh ta không ưa nhau, nhưng nghe nói anh không cho anh ta đánh người, anh ta liền không đánh là thế nào?”.
“Đương nhiên, chồng em là ai chứ, nhân cách mị lực diện mạo đều xuất chúng, đừng nói mười ngày, vừa gặp giây đầu đã mê hoặc được người ta ngay”.
Ai da cái ông này, uống nhiều lắm mới nói xàm cỡ này đây! Tôi nhéo bả vai anh một cái đau điếng, nhéo xong lại xót, xoa xoa hai lần, mắng. “Nói xàm!”.
“He he he, bà xã tha mạng”. Anh cười bắt lấy tay tôi, mạnh mẽ xoay người, thuận thế ôm tôi vào trong lòng. “Được được, không giỡn, nói đàng hoàng”. Anh đằng hắng giọng, lấy vẻ mặt chỉnh chu chậm rãi mở miệng. “Trước kia anh cũng nghĩ như em vậy, nhưng lúc đó bước ra khỏi nhà hàng anh mới hiểu, đánh nhau là cách thức bảo hộ mình của Tào Hổ trong những thời khắc và những tình huống đặc thù, khác với những kẻ côn đồ hung tợn, khi không cần sẽ không dùng”.
Đánh giá về Tào Hổ năm ngày trước là “một tên côn đồ”, mới vài ngày, Trần Dũng đã đổi thành “phương pháp bảo hộ mình bình thường”. Ấn tượng đầu quả nhiên không chính xác.
“Biết không, từ lúc nhìn thấy Bạch Tứ Nhi, Tào Hổ liền đổi giọng gọi anh bằng ‘anh’, chẳng sợ đám du côn đó, cậu ấy vẫn gọi như thế. Ân Sinh, Trần Dũng anh đây là cái gì, không cha không mẹ, làm ăn gặp rủi ro, gây thù kết oán, đặc biệt hiện tại còn là thứ ‘phiền toái’ người gặp người tránh, vậy mà có người gọi anh bằng ‘anh’, còn ra mặt xử lý rắc rối dùm anh, Ân Sinh à, anh, anh…”.
Đây là thói quen của anh, mỗi khi kích động liền nói lắp.
“Em hiểu mà, em hiểu mà…”. Tôi vỗ vỗ lưng anh, vai trò của người vợ là trong những lúc như thế này, khi chồng mình thổ lộ nỗi sầu não, bất luận anh nói gì đều phải theo anh, trấn an anh, để anh cảm thấy có người ở bên, có người hiểu mình.
“Ân Sinh, còn sống thật là tốt”. Anh ôm chặt tôi, mùi rượu phảng phất trong từng hơi thở của anh, anh nói rất chân thành, cảm ơn, cảm ơn cực khổ, cảm ơn cuộc sống.
“Anh đó, kích động thì kích động, uống ít một chút!”. Tôi trợn mắt, nắm lấy cằm anh lắc qua lắc lại, mặt anh vừa cạo râu, sờ vào hơi thô ráp.
Người ta nói sao ấy nhỉ? À, ráp như giấy nhám! Tôi thấy thú vị, sờ tới sờ lui, thẳng đến khi bàn tay to ngừng động tác của tôi lại, mơ hồ gọi tên tôi. “Ân Sinh à…”.
Câu nói biến mất bên môi anh, động vật ăn thịt này tóm lấy ngón tay tôi bỏ vào miệng mút như mút một món điểm tâm ngọt.
“Đi đi, tránh ra!”. Tôi cười trốn, miệng anh làm tôi nhột quá đi mất, nhưng tránh tới tránh lui tránh không thoát, tôi bị nhốt dưới thân Trần Dũng, bao phủ bởi hơi thở của anh, đôi mắt tối đen sâu thẳm như đại dương. Độ ấm trong phòng đột ngột tăng cao. Tôi nhìn anh, anh nhìn tôi, đáy mắt anh phản chiếu bóng dáng một cô gái có khuôn mặt đỏ, miệng khép hờ, thở gấp.
Độp!
Một giọt hồ hôi từ trán của Trần Dũng rớt xuống cổ tôi. Từ đó, lửa châm, dục vọng thoát cương, lý trí bay biến!
Chăn bị đá xuống, quần áo bị thoát, hai cơ thể quấn lấy nhau như rắn, da chạm da, ngực đối ngực, chịu đựng bấy lâu hòa với khát vọng như nước đã qua giới hạn sôi, Trần Dũng và Ân Sinh là hai kẻ đói lâu ngày, giữa tình thú ngất trời, không hiểu gì là lãng mạn, chỉ biết cố chấp, bướng bỉnh giữ lấy.
Mồ hôi hòa trộn, mùi hương hòa trộn, chúng tôi biến thành một chỉnh thể, như cành mọc từ cây, cắt đứt sẽ không sống nổi.
Thời khắc kết hợp đó, tim tôi đập đến run rẩy, sự gắn kết mãnh liệt làm người ta không hẹn mà cùng thốt lên một tiếng than mỹ mãn : cuối cùng, cuối cùng cũng được bên nhau! Cám ơn trời, cám ơn đất!